Bổ sung luật giao thông và các biện pháp thi hành

Thứ năm, 01/02/2007 00:00 GMT+7
 Hai yêu cầu cơ bản của giao thông là thông suốt và an toàn.
    -Yêu cầu thứ nhất nhằm đạt tính hiệu quả cho các phương tiện giao thông vì mục đích trước tiên của việc sử dụng các phương tiện trên nhằm bảo đảm việc đi lại được nhanh chóng và  tiện lợi.
    -Yêu cầu thứ hai nhằm đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho người sử dụng các phương tiện giao thông và đây lại là yêu cầu chính.
 Người gửi: Doãn Ngọc Thuy
E-mail: thuydn42@yahoo.co.uk
Ngày: Thứ hai, 29/01/2007

 
Phần I. Ý kiến chung

Hai yêu cầu cơ bản của giao thông là thông suốt và an toàn. Yêu cầu thứ nhất nhằm đạt tính hiệu quả cho các phương tiện giao thông vì mục đích trước tiên của việc sử dụng các phương tiện trên nhằm bảo đảm việc đi lại được nhanh chóng và  tiện lợi. Yêu cầu thứ hai nhằm đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho người sử dụng các phương tiện giao thông và đây lại là yêu cầu chính.

 Để đảm bảo cho hai yêu cầu trên xã hội cần có bộ luật giao thông hợp lý và những biên pháp thực thi hiệu quả bộ luật đó. Hai yêu cầu này đều quan trọng như nhau vì chỉ một khi có bộ luật hợp lý thì chính quyền và người dân mới có thể thực thi nó trong việc đi lại đồng thời cũng chỉ một khi có các biện pháp hiệu quả thì bộ luật mới được thực thi nghiêm túc. Có thể nói bộ luật giao thông hợp lý là yếu tố cơ bản còn các biện pháp hiệu quả là yếu tố quan trọng để trước hết giao thông trong một quốc gia được bảo đảm thông suốt và an toàn và sau nữa sẽ tạo dựng được ý thức  giao thông tốt cho toàn dân.

Hưởng ứng đợt kêu gọi toàn dân  hiến kế đảm bào an toàn giao thông tôi mạnh dạn xin đề xuất một số ý kiến sau.

1-      Cần thường xuyên hoàn thiện bộ luật giao thông đường bộcác

văn bản dưới luật về giao thông đường bộ sao cho bộ luật luôn phù hợp với các bộ luật giao thông của các nước trong khu vựctrên thế giới vì xu thế toàn cầu hóa hiện nay đồng thời sao cho bộ luật cũng phù hợp với tình hình đường xá và chủng loại các phương tiện giao thông hiện có ở nước ta. Bộ luật hiện hành theo tôi về cơ bản có chứa hai yêu cầu trên nhưng  đôi chỗ còn có điều chưa hợp lý hoặc thiếu sót cần xem xét lại (mà tôi sẽ trình bày thêm các điểm cụ thể ở phần II)

2-      Cần phải thường xuyên và kiên trì đưa ra những biện pháp phong

phú và sáng tạo để nghiêm chỉnh thực thi bộ luật và nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của toàn dân. Thực tế hiện nay chúng ta đã có bộ luật tương đối đầy đủ và các thiết bị, ký hiệu giao thông tương đối phổ biến trên các trục đường (nhiều đường phố nhất là đường phố chính đã dược quy định đi một chiều, nhiều giao lộ đã có đèn hiệu trung tâm treo ở giữa bên cạnh các đèn hiệu đặt ở các góc phố, có ô đếm ngược thời gian hiển thị của đèn hiệu và các mũi tên cho phép hoặc cấm rẽ trái, phải…) nhưng tai nạn vẫn xảy ra với tỷ lệ rất cao. Sở dĩ có hiện tượng này  nguyên nhân chính là do kiến thức hạn hẹp và ý thức yếu kém của người sử dụng các phương tiện giao thông và của người đi bộ. Cái khó khi khắc phục tình hình hiện nay là hậu quả của sự thiếu ý thức một cách đáng kể đối với việc chấp hành luật lệ nói chung và luật giao thông nói riêng trong một quá trình dài thời bao cấp và tiền đổi mới của người dân hiện nay. Vì vậy chính quyền cần thấy rõ vấn đề và có những biện pháp mạnh để nâng cao ý thức đó. Nhưng hiện nay bên cạnh cái khó trên chúng ta cũng có nhiều điểm thuận lợi để tiến hành như mọi người đã thấy tai nạn giao thông là một trong những vấn nạn hàng đầu của xã hội và ngày nay đã có nhiều phương tiện truyền thông như báo chí, vô tuyến truyên hình phổ biến với mỗi gia đình để qua đó có thể tiến hành tuyên truyền giáo dục hiệu quả.

Phần II. Những đề xuất cụ thể
A-    Bổ sung một số điểm trong bộ Luật Giao Thông Đường Bộ.

1-     Tăng cường tính an toàn trong giao thông.

Khác với các nước phát triển, giao thông ở Việt Namđặc thù riêng

số lượng xe thô sơ, xe đạp và xe gắn máy (còn gọi là xe máy, xe mô tô) so với xe hơi chiếm một tỷ lệ lớn. Tuy tốc độ không cao nhưng người điều khiển xe thô sơ và xe đạp không biết nhiều về luật giao thông do họ không phải sát hạch để có giấy phép lái xe, tình trạng kỹ thuật của các xe này cũng thường không bảo đảm nên rất dễ gây tai nạn. Người điều khiển xe máy dung tích dưới 50 phân khối cũng trong tình trạng tương tự vị họ cũng không cần giấy phép lái xe nhưng do xe chạy với tốc độ cao nên càng dễ gây tai nạn. Người điều khiển xe máy dung tích lớn hơn tuy có giấy phép lái xe nhưng trong các đô thị họ thường chiếm tỷ lệ lớn nhất trên đường phố, lại điều khiển một loại phương tiện giao thông nhỏ, nhẹ, tính cân bằng và ổn định thấp (do xe chỉ có hai bánh) nhưng tốc độ cao nên cũng chiếm tỷ lệ tai nạn cao nhất.

  Xuất phát từ đặc điểm trên đề nghị nên bổ sung thêm nhiều điểm cụ thể hơn trong các quy định cho người điều khiển các phương tiện giao thông này trong chương II, quy tắc giao thông đường bộ, như:

       Khoản 1 Điều 28. Người điều khiển ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy. Bổ sung (phần viết nghiêng đậm): Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em ngồi phía sau, nếu chở một hoặc hai trẻ em thì các cháu bé phải trên 6 tuổi;

      Khoản 3. Bổ sung (phần viết nghiêng đậm) vào các điều cấm người đang điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy có các hành vi:

     Sử dụng ô, điện thoại di động hoặc  làm các việc khác dẫn đến tình trạng chỉ có thể điều khiển xe bằng một tay còn lại.

      Buông một tay hoặc cả hai tay, hoặc đi xe máy bằng một bánh

      Khoản 1 Điều 29. Người điều khiển và người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác. Bổ sung (phần viết nghiêng đậm) :

    Người điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện các     quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ. h và e Điều 28 của luật này, ngoài ra trên các đường không kẻ làn đường hoặc trên các đường nhỏ, phải đi sát lề phải của lòng đường khi có xe cơ giới, xe máy chạy cùng chiều hoặc ngược chiều.

2-Tăng cường sự an toàn cho người đi bộ sang dường.

  Một thực tế đáng quan tâm khác là hiện nay người đi bộ trên đường phố các đô thị lớn rất sợ sang đường.

  Người đi bộ là một thành phần đặc biệt trong số người tham gia giao thông. Nếu xe máy và xe đạp chiếm một tỷ lệ lớn trong các phương tiện giao thông thì người đi bộ cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong số người lưu thông trên đường phố. Người đi bộ cũng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong các vụ va chạm với phương tiện giao thông và họ cũng là đối tượng không được ưu tiênkhông phải họ không có bất cứ ưu tiên nào mà ngược lại họ được ưu tiên trên các vạch sang đường theo đèn tín hiệu giao thông tại nhiều giao lộ và tại các vạch sang đường đặc biệt trên các đoạn đường thẳng, nơi có nhu cầu nhiều người đi bộ qua lại. trên đường khi găp các phương tiện này. Vấn đề là người đi bộ, tuy vậy rất cơ động, có thể dễ dàng lui lên vỉa hè để nhường đường trong khi các phương tiện giao thông, nhất là xe cơ giới với tốc độ cao khó dừng hoặc tránh hơn. Vì vậy khi sang đường, luật giao thông quy định họ phải chờ đến thời điểm khi không còn các phương tiện giao thông nào có thể chạy qua mới được sang đường. Tuy nhiên nói như vậy

  Nhưng hiện nay tình hình không như người ta mong muón. Các phương tiện cơ giới không tôn trọng người đi bộ tại các chỗ họ được ưu tiên, người đi bộ thường phải mọi lúc nhường đường cho xe cơ giới. Họ sang đường luôn luôn trong tư thế né tránh, nhường nhịn và việc sang đường có thành công hay không chủ yếu nhờ ở sự ban ơn của dòng xe cơ giới. Sang đường xong người đi bộ có cảm giác vừa hoàn thành một công việc mạo hiểm, có thể thở phào. Và không ít tai nạn trong đó có những tai nạn đáng tiếc và thương tâm đã xẩy ra.

 Sở dĩ có vấn đề hiện nay bởi ngoài việc không tôn trọng người đi bộ, không chấp hành các quy định an toàn cho họ trên những chỗ quy dịnh của người điều khiển phương tiện giao thông, một phần khác các chiến sĩ cảnh sát giao thông cũng không chú ý đến việc này dường như ngay cả bộ luật giao thông, an toàn của họ cũng chưa được chú ý thỏa đáng. Hiện nay Việt Nam sử dụng lối đi sang đường cho người đi bộ duy nhất là Vạch Sọc Ngựa Vằn (the Zebra Crossing) mà trong bộ luật và các tài liệu hướng dẫn giao thông đều chỉ giải thích bằng những thông tin hết sức hạn chế.

  Trước hết ta hãy tham khảo ý nghĩa của vạch sọc này trong bộ luật giao

thông của các nước trên thế giới. Ở Anh quốc cũng như các nước Úc, Niu Dilân, Singapore… vạch này thường được kẻ ở các đường nơi không có giao lộ cũng như không có Cầu Vượt (Overpass) hoắc Hầm Vượt (Underpass) dành cho người bộ hành. Vạch này được quy định dành cho người đi bộ cắt qua đường và được ưu tiên trước các phương tiện xe cộ. Từ điển mở Wikipedia trên mạng Internet, đường dẫn (link) http://en.wikipedia.org/wiki/Pedestrian_crossing mục Worldwide Variations ghi rõ

Vạch Sọc Ngựa Vằn: Nhng vạch sọc dọc rộng, thường kèm theo các đèn hinh cầu nhấp nháy màu cam; người đi bộ có thể đi qua bất cứ lúc nào; các lái xe phải nhường đường cho người đi bộ nào có biểu hiện muốn sang đường. (Zebra crossing: wide longitudinal stripes on road, often with belisha beacons; pedestrians may cross at any time; drivers must give way to pedestrians who demonstrate intent to cross). Trong các tài liệu hướng dẫn khác thậm chí người ta còn mách nước, khi người đi bộ muốn sang đường thấy xe sắp chạy qua mà không có ý dừng thì hãy cẩn thận đặt một chân xuống vạch sọc để giành quyền ưu tiên khiến xe đó phải dừng lại rồi mới đi qua. (Có thể tham khảo ở đường dẫn “How to use a zebra crossing in UKhttp://www.bbc.co.uk/dna/h2g2/A954713). Cũng có một bức tranh vui trên tạp chí Anh nào đó vẽ cảnh một khách bộ hành đang trêu chọc người lái ô tô bằng cách đặt chân xuống vạch sọc làm như sắp qua đường khiến người lái xe phải dừng xe rồi lại nhấc chân lên để ô tô lăn bánh trước khi anh ta chính thức sang đường trước mũi người lái xe đang tức tối phanh gấp. Tôi xin lỗi vì đã viết hơi dông dài về đề tài sang đường và đưa cả chuyện hài hước vào một bài viết nghiêm túc, rất mong được lượng thứ nhưng tôi làm vậy cũng chỉ vì muốn lưu ý người đọc đến một vấn đề mang tính nhân văn chưa được quan tâm đầy đủ ở xã hội chúng ta hiện nay.

  Trở lại chuyện vạch qua đường, để tăng tính dễ nhìn thấy của vạch sọc ở các nước người ta còn quy định hai bên đường chỗ vạch sọc chạy qua phải đặt các đèn hình cầu ánh sáng da cam sáng nhấp nháy (the belisha beacons). Một số nơi người ta còn làm thêm gờ giảm tốc độ (the speed bumps) ở mỗi bên để tạo thêm an toàn cho khách bộ hành.

  Việt Nam cũng có Vạch Sọc Ngựa Vằn nhưng không thấy nói đến ý nghĩa thực sự của chúng là quyền ưu tiên của người đi bộ sang đường trên vạch này. Trong các cuốn sách về luật giao thông từ trước đến nay kể cả cuốn “Luật giao thông đường bộ”Hệ thống biển bao hiệu đường bộ, mục Ý nghĩa sử dụng của vạch kẻ đường, trang 188 cũng chỉ có chỉ dẫn Vạch 1.14 “Sọc ngựa vằn” gồm các đường song song mầu trắng, rộng 0,4m, cách nhau 0,6m. Vạch quy định nơi người đi bộ qua đường” . Trong các phần khác cũng có nói đến quyền ưu tiên của người đi bộ nhưng không đầy đủ. Ví dụ, trong khoản 2, điều 15, Chuyển hướng xe, chương II. Quy tắc giao thông đường bộ, có nói: Trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường quyên đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường giành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. Trong khoản 3 điều 30. Người đi bộ, cũng thuộc chương II, nói: Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm giành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn và qua đường đúng các vị trí đó. Nhà xuất bản Công An nhân dân, là cuốn sách về luật giao thông ấn hành gần đây nhất (quý IV năm 2006), phần

  Vậy là theo các quy định này thì trên những Vạch Sọc Ngựa Vằn được kẻ ở các đọan đường không có giao lộ thì quyền ưu tiên của người đi bộ đã bị bỏ sót bởi vì các xe cơ giới chỉ chuyển hướng ở giao lộ và đa số các Vạch Sọc Ngựa Vằn ở các đọan không giao lộ hiện nay thường thiếu biển báo hiệu hoặc  đèn tín hiệu chỉ dẫn (các vạch sọc ngựa vằn trước cổng Viên Bảo Vệ Bà Mẹ và Trẻ Sơ Sinh đường Tràng Thi, trước hai cổng Bệnh Viện Việt-Đức phố Phủ Doãn, trước cổng Cục Quản lý Xuât Nhập Cảnh, đường Hàng Bài Hà Nội… đều không có biển chỉ dẫn hoặc đèn tín hiệu nào). Vậy đề nghị nay phải quy định rõ quyền ưu tiên  của người đi bộ ngay trong mục “Ý nghĩa sử dụng của vạch kẻ đường” về Vạch Sọc Ngựa Vằn (vạch 1.14) của Hệ thống biển báo hiệu đường bộ hiện hành. Cụ thể là (phần bổ sung viết nghiêng đậm)“Vạch 1.14 “Sọc Ngựa Vằn” gồm các đường song song mầu trắng, rộng 0,4m, cách nhau 0,6m. Vạch quy định nơi người đi bộ được ưu tiên qua đường trong mọi lúc. Các xe cơ giới, xe máy, xe đạp và xe thô sơ phải nhường đường cho người đi bộ nào có biểu hiện muốn sang đường.

  Một lối đi qua đường cho người đi bộ khác được dùng ở nước ngoài là Vạch Bồ Nông (the Pelican Crossing), còn được gọi đơn giản là Vạch Sang Đường.

  Vạch Bồ Nông, theo như cách gọi của người Anh, được dùng trên giao lộ có đèn tín hiệu giao thông ở nhiều quốc gia. Lối đi này gồm hai vạch sơn trắng kẻ vuông góc với trục đường làm thành một hành lang cho người đi bộ đi qua. Tuy nhiên khác với Vạch Ngựa Vằn, Vạch Bồ Nông chỉ ưu tiên cho người đi bộ khi có hình người đi bộ màu xanh xuất hiện trên đèn tín hiệu. Khi hình người màu xanh nhấp nháy thì người đi bộ chưa sang đường không được xuống đường còn người đi bộ đang qua đường phải nhanh chóng vượt lòng đường trước khi trên đèn hiêu giao thông xuất hiện hình người màu đỏ.

  Ở VN hiện nay không dùng vạch này mà chức năng của nó cũng là Vạch Sọc Nga Vằn. Việc này vô hình chung chia Vạch Sọc Ngựa Vằn thành hai loại. Một loại dùng ở nơi không có đèn hiệu giao thông, thường là không phải nơi có giao lộ và quyền ưu tiên (hoặc không ưu tiên) của người đi bộ chưa được giải thích rõ. Một loại Vạch Sọc Ngựa Vằn khác dùng nơi giao lộ và có đèn hiệu chỉ ưu tiên cho người đi bộ khi có hình người đi bộ màu xanh xuất hiện trên đèn hiệu. Tình trạng chưa hợp lý này ở nước ta thực ra hiện nay cũng có ở Mỹ và một số nước nhưng khác với họ, việc sử dụng các vạch qua đường cho người bộ hành đã trở thành truyền thống lâu dài, Việt Nam là nước đang trên đường hội nhập thế giới, luật giao thông cũng như nhiều bộ luật khác vẫn đang phải sửa đổi, chỉnh lý, thiết nghĩ ta nên sử dụng các loại vạch qua đường của các nước Anh, New Zeland, Singapore…là hợp lý  và dễ hiểu hơn cả.

Vậy xin đề nghị:

  a/ - Ghi rõ quyền ưu tiên của người đi bộ trên Vạch Sọc Ngựa Vằn trong  Hệ thống Biển Báo Hiệu Đường Bộ của Bộ Giao Thông Vận Tải, mục Ý nghĩa sử dụng của Vạch Kẻ Đường, vạch 1.14.

  b/ - Chỉ kẻ Vạch Sọc Ngựa Vằn ở các đoạn thẳng không có giao lộ của đường phố, nơi có khả năng nhiều người cư trú và làm việc, học tập như: trước các trung tâm buôn bán, chung cư, cơ quan, trường học, bệnh viện…và trên các giao lộ không có đèn hiệu giao thông. Vạch phải có biển báo dựng ở hai đầu - biển số 423 “Đường người đi bộ sang ngang” trong Hệ Thống Biển Báo Hiệu Đường Bộ và cố gắng dần dần, ngoài các biển 423 cho đặt thêm các đèn hiệu hình cầu màu cam nhấp nháy (the belisha beacon).

  c/ - Bổ sung Vạch Bồ Nông (Vạch Sang Đường) vào Hệ Thống Biển Báo Hiệu Đường Bộ và ghi rõ quyền ưu tiên của người đi bộ trên Vạch Bồ Nông khi có hình người đi bộ màu xanh xuất hiện trên đèn hiệu giao thông và quyền ưu tiên của xe cơ giới đi qua vạch này khi có hình người đi bộ màu đỏ xuất hiện trên đèn hiệu giao thông (cũng là lúc đèn hiệu giao thông màu xanh xuất hiện theo chiều trục đường chỉ dẫn cho các xe cơ giới)

  d/ Kẻ vạch Bồ Nông (Vạch Sang Đường) ở các giao lộ có đèn hiệu giao thông thay cho các Vạch Sọc Ngựa Vằn hiện nay đồng thời dỡ bỏ các biển 423 ở những nơi hiện có cắm biển đó (bởi người đi bộ không được sang đường lúc có hình người màu đỏ xuất hiện trên cột đèn hiệu trong khi biển 423 được giải thích “biển chỉ dẫn cho người đi bộ và lái xe biết nơi người đi bộ sang ngang đường. Gặp biển này người lái xe phải ưu tiên cho những người đi bộ sang ngang”). 

  Điều này sẽ phân biệt rõ ràng chức năng của hai vạch sọc trên mà không bị đánh đồng làm một khiến người đi bộ cũng như người điều khiển phương tiện giao thông có thể nhầm lẫn nhiều khi dẫn đến các tai nạn đáng tiếc. Thực tế trên đường phố hiện nay ở nước ta là người đi bộ có thể sang đường (nhưng luôn cảnh giác và sắn sàng né tránh xe cộ) trên Vạch Sọc Ngựa Vằn ở giao lộ dưới tín hiệu màu xanh nhưng không bao giờ dám qua đường trước dòng xe chạy liên tục trên các Vạch Sọc Ngựa Vằn (đáng ra phải giành quyên ưu tiên cho họ) các đoạn đường thẳng. Vậy nên hãy trả lại chức năng rõ ràng và duy nhất của vạch sọc đặc biệt này.

3-      Tăng cường tính thông suốt trong giao thông.

  a/ Sử dụng hợp lý Vòng Tròn Giao Thông (Roundabout, Vòng xuyến).
  Việc lưu thông xe cộ được thuận lợi khi có đèn hiệu giao thông điều khiển trên các giao lộ 4 nhánh (tức nơi có hai đường ngang cấp cắt nhau) hoặc 3 nhánh ngang cấp chữ T. Tuy nhiên các giao lộ 3 nhánh chữ Y và giao lộ 5 nhánh trở lên việc điều khiển lưu thông bằng đèn hiệu rất phức tạp nên thay vào đó người ta thường dùng vòng tròn giao thông (còn được gọi là vòng xuyến hay bùng binh). Tại đây xe cộ chuyển hướng sang các nhánh khác được tiến hành theo chiều thuận kim đồng hồ. Hiện nay các vòng tròn giao thông có được đặt  ở một số giao lộ 5 nhánh trở lên (Như trước quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội) nhưng không triệt để. Có giao lộ 5 nhánh nhưng không có vòng xuyến và đèn hiệu giao thông được điều khiển như giao lộ 4 nhánh (ví dụ như tại ngã năm Lò Đúc- Hàn Thuyên – Phan Chu Trinh- Hàm Long –Lê Văn Hưu ở Hà Nội) khiến việc đi lại ở đó rất không hợp lý (hai phố Hàm Long và Lê Văn Hưu làm thành hai nhánh của chữ Y cùng nối vào trục của chữ này là phố Hàn Thuyên. Khi đèn hiệu xanh xuất hiện theo chiều Hàm Long, Lê Văn Hưu - Hàn Thuyên thì dòng xe đi từ Hàm Long - nhánh phải chữ Y- sang Hàn Thuyên – trục chữ Y - và dòng xe từ Hàn Thuyên - trục chữ Y - sang Lê Văn Hưu – nhánh trái chữ Y- buộc phải cắt nhau, rất khó đi và nguy hiểm). Chỗ này tốt nhất nên để một vòng xuyến, cho dù điều này làm cho việc chuyển hướng có thể dài hơn nhưng an toàn hơn cả (trước những năm 80 đã từng có vòng xuyến ở đây nhưng quá nhỏ nên không có tác dụng nhiều). Vòng Xuyến trên các giao lộ hiện nay nếu có thường là nhỏ, dễ làm nhiều xe chạy tắt. Để khắc phục điều trên rất nên tăng đường kính các vòng xuyến đến mức đủ lớn miễn là không chiếm nhiều diện tích ảnh hưởng đến dòng xe lưu thông. Vòng xuyến nên được sử dụng rộng rãi vì không những nó đảm bảo an toàn giao thông tại các giao lộ phức tạp (trên 4 nhánh hoặc giao lộ lớn 4 nhánh) mà còn đàm bảo tính thông suốt trong giao thông.

  b- Sử dụng Làn Sóng Xanh (Green Wave) trên một số đường chính.

Xe cộ chạy qua các giao lộ theo sự điều khiển của đèn hiệu giao thông tuy an toàn nhưng cũng có điểm phiền toái là thường phải dừng lại nhiều lần. Trên đường phố lớn một dòng đông đúc xe lưu thông theo kiểu ngắt quãng như vậy không những bất tiện cho người tham gia giao thông mà còn làm ô nhiễm cục bộ môi trường ở các giao lộ này vì khói xả và tiếng ồn. Tuy nhiên hiện tượng trên có thể giải quyết được nếu ta sử dụng hệ thống “Làn Sóng Xanh”. Làn Sóng Xanh (khởi đầu từ hệ thống giao thông nước Đức từ những năm 1960) là một hệ thống tín hiệu thi hành khi một loạt đèn tín hiệu giao thông trên các giao lộ (ít nhất từ ba trở lên) của môt đường phố hoạt động phối hợp nhau đảm bảo cho dòng xe cộ được chạy thông suốt trên đường này. Chẳng hạn trên các giao lộ của một trục đường các đèn hiệu màu xanh (đỏ) liên tục chạy duổi nhau với tốc độ trung bình 25-35 km/giờ (là tốc độ cho phép xe chạy trong thành phố) sẽ đảm bảo dòng xe cộ chạy với tốc độ trên được thông suốt mà không phải dừng lại. Việc này ngoài lợi ích đã nêu trên  còn khuyến khích xe cộ chạy theo tốc độ hợp lý đã quy định trong thành phố.

Thực ra Làn Sóng Xanh không được các quốc gia phát triển dùng nhiều trên các đường phố rộng, nơi có nhiều làn xe cho phép sử dụng các tốc độ khác nhau mà chỉ dùng ở các đường phố nhỏ hơn. Tuy nhiên ở các đô thị VN hiện nay đường phố chính thường nhỏ, chỉ gồm hai, ba làn đường, tốc độ xe chạy không chênh lệch lớn, rất nên sử dụng hệ thống này, nhất là tại các đường chính một chiều, trên từng đoạn, tiến tới trên cả đoạn dài. Tốc độ di chuyển trung bình của tín hiệu nên ở phạm vi 20-25 km/h giờ cao điểm khi mật độ giao thông đông đúc, 25-30 km/h trong các giờ còn lại khi mật độ xe ít hơn.

B-    Các biện pháp thực hiện.
 
  1 – Tuyên truyền giáo dục luật lệ giao thông đến toàn dân.

  Có một thực tế cần thấy ở các nước đang phát triển hiện nay trong đó có nước ta là trong khi nhà nước mong muốn những kiến thức sơ đẳng của luật lệ giao thông tiếp cận được tới toàn dân thì số người nắm được chúng chỉ chiếm một tỷ lệ ít ỏi trong xã hội. Vấn đề là, như đã trình bày ở phần A.1- chỉ những người sở hữu và sử dụng xe máy dung tích 50 phân khối trở lên, ô tô và các xe cơ giới khác mới nắm được luật giao thông thông qua việc bắt buộc học và sát hạch để lấy giấy phép lái xe, trong khi những người sở hữu và sử dụng xe máy dưới 50 phân khối, xe đạp và các xe thô sơ khác, người đi bộ cũng như người dân sống và làm việc trên lề đường, không nhất thiết phải làm quen với bất cứ nội dung nào trong bộ luật giao thông bởi họ không có nhu cầu thi lấy giấy phép. Rất tiếc là đa số này cũng là người tham gia giao thông hoặc làm các việc có liên quan đến lòng đường, vỉa hè và phải chấp hành luật giao thông trên đường phố. Hậu quả là đối tượng đông đảo thiếu kiến thức này hàng ngày đang chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các tai nạn giao thông mà trong đó họ vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Không thể nâng cao an toàn giao thông nếu không giải quyết được nghịch lý này.

 Để giải quyết vấn đề trên cần áp dụng nhiều biện pháp. Ngoài việc tuyên truyên luật giao thông và ý thức chấp hành luật giao thông trên báo chí, vô tuyến như hiện nay nên áp dụng thêm các biện pháp sau:

   a/- Sớm đưa những điểm quan trọng trong bộ luật giao thông đường bộ và các quy định về vi phạm giao thông vào trường học, (Điều này cũng đáp ứng theo yêu cầu của bộ luật trong khoản 2 và 3 điều 6 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ, chương I Những Quy Định Chung của Bộ Luật Giao Thông.)

  Nội dung các điểm này chủ yếu giới thiệu luật giao thôngcác quy định xử lý vi phạm giao thông dành cho người điều khiển xe máy dung tích dưới 50 phân khối, xe đạp, xe thô sơ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ, người đi bộ và người tàn tật.

  Các điều liên quan đến họ thuộc chương II Quy Tắc Giao Thông Đường Bộ trong Luật Giao Thông Đường Bộ (trang 12 sách LGTĐB nhà xuất bản CAND) và chương VI Xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ trong Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc Nghị Định số 152/205/ND-CP ngày 15-12-05 của Chính Phủ (trang 78 cũng sách trên).

  Cụ thể là nội dung tờ “Những điểm cơ bản người dân cần biết về Giao Thông Đường Bộ” (xin tạm gọi như vậy) bao gồm:

 + Chương II Quy Tắc Giao Thông Đường Bộ.

-         Khoản 1 điều 9. Quy tắc chung.

-         Khoản 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 và 20 điều 3 Giải thích từ ngữ.

-         Điều 28. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.

-         Điều 29. Người điều khiển và người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác.

-         Điều 30. Người đi bộ.

-         Điều 31. Người tàn tật, người già yếu tham gia giao thông.

-         Điều 32. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ.

-         Điều 33. Các hoạt động khác trên đường

 + Chương VI Xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ

-         Điều … Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe thô sơ và người đi bộ.

(Không thấy ghi trong quy định, đề nghị nên bổ sung điều này sau điều 12. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô…vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Xin tham khảo ở mục 2a/ phần B này)

-         Điều 18. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ

  Khối lượng nội dung trên không nhiều (không quá bốn trang giấy khổ A4 tức không quá 1/20 nội dung bộ luật và các quy định dưới luật về giao thông) nhưng đơn giản, dễ hiểu và thiết thực vì nó cho những kiến thức và quy định về luật giao thông có liên quan đến các đối tượng trên, trong đó có cả các cháu học sinh.

  Có thể đưa nội dung này vào môn “Giáo dục Công dân” (mọi lớp) để học sinh các cấp hiểu biết và có ý thức về giao thông. Trước khi công việc được tiến hành chính thức có thể làm thí điểm. Đây là điều rất hữu ích vì trước mắt nó bảo về an toàn va lâu dài nó làm tăng ý thức tôn trọng luật giao thông cho các cháu học sinh, thế hệ tương lai của xã hội.

   b/- Cũng đưa nội dung trên đến các hộ dân, các hộ tập thể như đơn vị quân đội, công an, các đơn vị doanh nghiệp lớn và các cơ quan nhà nước nơi các thành viên của họ sống tập thể.

   Nhằm vào các đối tượng trên và bằng cách vận động mua theo giá thành rất hạ (vài trăm đồng Việt Nam bởi nội dung chỉ chưa đầy 4 trang giấy khổ A4), nhờ sự trợ cấp của nhà nước hoặc các nhà tài trợ, chúng ta sẽ đưa nội dung trên đến được với toàn dângiảm thiểu tỷ lệ sót, hy vọng sẽ nâng cao được tính an toàn trong giao thông tương lai.

  2 – Các biện pháp nâng cao tính khả thi của bộ luật giao thông.

 a/- Luôn định kỳ hoàn thiện bộ luật giao thông và các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

Ngành giao thông nên có một cơ quan chuyên trách biên chế gọn, nhẹ nhưng gồm các cán bộ có năng lực và tâm huyết để nghiên cứu tình hình giao thông hàng ngày, tính chất các vụ tai nạn để bổ sung hoặc sửa đổi các điều khoản trong bộ luât giao thông và các quy định dưới luật sao cho chúng thích hợp hơn nữa với tình hình thực tế (đơn cử một ví dụ như hiện nay các quy định xử phạt được soạn thảo khá đầy đủ với việc vi phạm luật giao thông của xe cơ giới nhưng còn một khoảng trống lớn đối với xe đạp, xe thô sơ và người đi bộ, dẫn đến hiện tượng các đối tượng này ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi lại giữa lòng đường… gây khả năng tiềm ẩn cho ách tắc và tai nạn giao thông mà vẫn được làm ngơ, có lẽ một phần vì không thấy cơ sở xử lý. Trong ”Quy đinh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc nghị định số 152/2005/NĐ- CP ngày 15-12-2005tuyệt nhiên không thấy nói về xe đạp, xe thô sơ và người đi bộ. Phần này đã đề nghị bổ sung trong mục B.1.a bài này). của chính phủ”

Báo chí cũng nên thường xuyên có mục góp ý về giao thông của bạn đọc và cơ quan cũng tôn trọng, tiếp thu nghiên cứu và có thể trao phần thưởng cho những góp ý hiệu quả có thể áp dụng, hoặc mở các cuộc thi về giao thông dưới nhiều hình thức … như hiện đang tiến hành.

 b/- Các biện pháp thi hành ưu tiên.

-         Có bộ luật giao thông nhưng chưa thể thi hành nếu chưa có các công

trình đường bộ. Vậy nên sớm hoàn tất việc lắp đặt các đèn tín hiệu giao thông và kẻ các vạch kẻ đường tại các khu dân cư, bắt đầu từ các đô thị lớn và thành phố, tiến đến đến các thị trấn nhỏ hơn nhưng đông dân và những nơi có nhu cầu.

-         Cũng để thi hành tốt bộ luật cần thường xuyên bố trí cảnh sát giao

thông tại các giao lộ mật độ giao thông cao vào các giờ cao điểm và vào thời gian bất kỳ, tổ chức các tốp kiểm tra cơ động trên đường phố để duy trì trật tự giao thông.

  Khác với các nước phát triển chúng ta có một khó khăn nổi cộm

trước tình hình giao thông phức tạp như hiện nay, công việc vất vảđãi ngộ (bậc lương) của các chiến sĩ cảnh sát giao thông (cũng nằm trong tình trạng đãi ngộ chung của mọi ngành) là rất thấp. Để họ toàn tâm toàn ý làm việc cần có nguồn động viên tài chính phù hợp trong những giờ làm việc và đồng thời phải xử lý nghiêm các hành động tiêu cực. Đây cũng là một trong những biện pháp chống tiêu cực hiệu quả, những tiêu cực gây hậu quả xấu mà không ai muốn vướng mắc một khi có lối thoát. Ở đây rất cần những sáng kiến.

    Thiết nghĩ biên soạn được bộ luật giao thông phù hợp và từ đó xây dựng được một cơ sở hạ tầng với các công trình đường bộ đáp ứng nhu cầu cần nhiều kinh phí và nỗ lực lớn của nhà nước nhưng việc thực thi hiệu quả bộ luật mới là điều tối quan trọng. Trong đó song song với việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cảnh sát giao thông,  như đã nói ở trên, cần ban hành những chính sách tài chính phù hợpsự xử lý nghiêm khắc với tiêu cực để họ làm tốt chức năng nặng nề của mình: lập lại mọi trật tự giao thông trong tình hình đường phố hiện nay. Hiển nhiên đây là vấn đề then chốt với hai điều kiện mang tính sống còn nói trên. Nếu vấn đề này không giải quyết được, coi như an toàn giao thông yếu kém sẽ mãi mãi là vấn nạn muôn thuở. Mong rằng các cơ quan chức năng nên có  quyết tâm nhiều sáng kiến phong phú hơn nữa để khắc phục bằng được vấn đề này.

Ngoài ra việc tuyên truyền cũng phải được tiến hành kiên trì và sâu rộng như, hàng ngày vào những giờ nhất định vô tuyên truyền hình nên cập nhật các hình ảnh tai nạn giao thông trong ngày: trên đường phố, đặc biệt trên các giao lộ chính quyền và ngành giao thông nên treo những bảng ảnh về tai nạn giao thông và hậu quả khủng khiếp của chúng (như người ta đã làm trên các bức tường xung quanh bệnh viện Việt Đức Hà Nội hiện nay); cũng có thể đưa lên vô tuyến hình ảnh việc chấp hành văn minh, lịch sựbáo chí nên liên tục mở các diễn đàn về an toàn giao thông, các ngành chức năng nên phát các tờ rơi với những câu hởi về giao thông kèm theo phần thưởng cho những đáp án đúng và sớm trên mạng dưới nhiều hình thức độc đáo như được vé xe buýt miến phí trong tuần, trong tháng, quý…tùy theo mức độ dễ, khó...vv… trong giao thông tại các nước phát triền và các nước trong khu vực và cả ở Việt Nam để người xem suy ngẫm,

   Cũng thiết nghĩ Việt Nam nên là nước hiện có chiến dịch an toàn giao thông mạnh mẽ và kiên quyết nhất thế giới bởi chúng ta đang đứng trước một vấn nạn lớn đe dọa mạng sống của con người. Vậy chúng ta hãy dám là quốc gia dũng cảm đi đầukhông trông chờ ai khác đi tiên phong. Đành rằng nói một cách triệt để ý thức chấp hành luật giao thông phải đồng bộ với ý thức chấp hành luật lệ nói chung mà như thực tế, ý thức luật pháp của con người (người dân và thật đáng tiếc, cả các quan chức) ở nước ta rất thấp. Không thể chỉ có ý thức luật lệ giao thông một mình tiến lên trong khi ý thức luật lệ nói chung không nhúc nhích. Nhưng nếu vậy thì ngành giao thông hãy can đảm nắm lấy trách nhiệm khó khăn nhưng rất vinh quang của người đi đầu, biết đâu khi làm việc này vô hình chung ta cũng góp phần  đáng kể nâng cao cái ý thức luật lệ chung vốn đang yếu kém của toàn dân hiện nay và qua đó tất cả mọi ngành sẽ cùng tiến bước. đứng ra lập chiến dịch đó mà

  Đó là một nhu cầu lớn lao khi mà an toàn cho tính mạng con người (nhất là đối với việc đi lại, sang đường của các cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai, người nước ngoài và người tàn tật đi bộ, đi xe lăn… trên đường phố) đang gõ cửa kêu cứu, chưa nói đến việc Việt Nam hiện nay đã là thành viên của ASEAN, của APEC, của WTO…một quốc gia đang hội nhập với thế giới và là một quốc gia nhiều tiềm năng được các nhà đầu tư và du lịch nước ngoài nhắm đến. Hãy để họ đến Việt Nam với một hạ tầng cơ sở đáp ứng nhu cầu mà trong đó giao thông không phải là rào cản, không phải là những cơn ác mộng và những kỷ niệm buồn. Hãy để họ mến mộ người Việt Nam hiếu khách và có văn hóa, tất nhiên trong đó có cả văn hóa giao thông.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)