Toàn dân đi xe đạp và các phương tiện giao thông công cộng

Thứ ba, 06/02/2007 00:00 GMT+7
Tôi thấy các thành phố lớn trên thế giới họ đa phần đều sử dụng xe đạp và các phương tiện giao thông công cộng làm phương tiện di chuyển chính. Chính vì vậy, dù thành phố của họ có 10 hay 20 triệu dân, nạn kẹt xe và tai nạn giao thông rất ít xảy ra ( ở đây tôi không nói đến ý thức của người dân)
 Người gửi: Vũ Hoàng Tuấn
 E-mail: hoangtuanbs@yahoo.com

Tôi thấy các thành phố lớn trên thế giới họ đa phần đều sử dụng xe đạp và các phương tiện giao thông công cộng làm phương tiện di chuyển chính. Chính vì vậy, dù thành phố của họ có 10 hay 20 triệu dân, nạn kẹt xe và tai nạn giao thông rất ít xảy ra ( ở đây tôi không nói đến ý thức của người dân). Thiết nghĩ, chúng ta nên có những biện pháp thích hợp để kích thích việc sử dụng xe đạp và các phương tiện giao thông công cộng. Và việc này cần một quá trình lâu dài và một số vốn khá lớn để tiến hành.

1. Tôi nghĩ, đầu tiên chúng ta nên xem xét lại hạ tầng giao thông mỗi thành phố. Đường xá chật hẹp, lại không được thi công một cách bài bản, giao thông lại tập trung quá mức vào những tuyến trọng điểm làm tình trạng kẹt xe khá phức tạp, nhất là những giờ cao điểm hay tan sở. Thiết nghĩ nên mở rộng thêm những trục đường chính, việc thi công các công trình trên các trục đường trọng điểm nên được thúc đẩy nhanh chóng. Đồng thời chúng ta cũng nên xây dựng thêm một số con đường phụ để giảm tải, các con đường vòng để tránh vào nội đô. Chúng ta cũng nên hy sinh một số con kênh dù cho chúng đã có truyền thống và lịch sử và chuyển chúng thành đường giao thông đồng thời là kênh thoát nước chính (đào sâu các con kênh này và làm thành hệ thống thoát nước ngầm như ở nước ngoài, bên trên là đường đi).

2. Theo tôi thì nên khuyến khích sử dụng xe đạp và các phương tiện giao thông công cộng. Tôi nghĩ nhà nước nên đầu tư vào hệ thống xe buýt một cách mạnh mẽ, các loại xe do công ty ô tô 1-5 lắp ráp thực sự không đáp ứng được yêu cầu của đa số người dân, chật hẹp và hệ thống làm lạnh không tốt, có mùi khó chịu ... Bên cạnh đó nên miễn phí đối với các phương tiện giao thông hoặc giảm giá đối với học sinh sinh viên. Việc làm thẻ xe buýt cũng nên linh động để ai cần thẻ là có thẻ ngay, không cần phải lên sở Giao thông công chánh hay phải đợi lâu đền 10 ngày như hiện nay.

Tôi nghĩ nên giành thêm các quyền lợi cho người đi xe đạp như chia phần đường riêng ở một số tuyến đường, mở các điểm gửi xe đạp miễn phí tại một số trạm xe buýt trọng điểm. Trợ cấp cho các doanh nghiệp xe đạp, nâng cấp công nghệ, nâng cao chất lượng của xe đạp Việt Nam (hiện không thể so sánh với chất lượng của các loại xe đạp ngoại nhập). Quảng cáo tuyên truyền hình ảnh các cán bộ quản lý nhà nước đi xe đạp hay sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

3.  Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế người dân sử dụng xe máy bằng một số biện pháp như tăng thuế áp đặt lên xe máy, phụ tùng xe máy. Việc thi, cấp bằng lái xe cũng nên được tiến hành nghiêm ngặt, việc có một cái bằng lái xe Motor quá dễ dàng khiến người dân cũng coi thường luật giao thông. Sử dụng bằng lái điện tử để phát hiện các trường hợp lưu thông không bằng lái. Xử phạt nặng các hành vi cố ý vi phạm luật giao thông, ví dụ như vuợt đèn đỏ thì tịch thu bằng lái.

Thực tế thì ý thức người dân chính là nguyên nhân sâu xa của hầu hết mọi tai nạn giao thông. Việc tuyền truyền bằng các chương trình ATGT hiện nay thực sự không đem lại hiệu quả như mong muốn. Nên trình chiếu các hình ảnh của các vụ tai nạn giao thông, như vậy mới hy vọng có thể làm thay đổi được ý thức của người dân(dù việc này sẽ đem lại một số ảnh hưởng xấu). Giáo dục ý thức ATGT nên bắt đầu từ nhà trường, nên thiết kế một chương trình giáo dục ATGT từ khi trẻ vào lớp 1, và thiết kế chương trình một cách hợp lý để chương trình ấy đi vào ý thức của học sinh chứ không phải như một môn Giáo dục công dân nhàm chán.

Các trường hợp có nồng độ cồn cao khi đang điều khiển phương tiện giao thông nên bị tạm giữ, phạt hành chính thật nặng.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)