Một giải pháp gián tiếp giảm TNGT

Thứ năm, 05/04/2007 00:00 GMT+7
    So sánh luật giao thông của ta và của nước ngoài (cụ thể ở Úc - nơi tôi đã từng học), về cơ bản luật là đúng. Nhiều người có ý kiến rằng việc chấp hành luật là do ý thức người chấp hành giao thông kém (tức là dân). Vậy thì người Việt nam r nước ngoài học tập, công tác có chấp hành luật của nước bạn không?
Người gửi: Huỳnh Ngọc Kỳ
E-mail: giangvyco@vnn.vn
 

Là một công dân, tôi theo dõi thấy chính phủ ra nhiều luật với mục đích giảm thiểu tai nạn giao thông.

So sánh luật giao thông của ta và của nước ngoài (cụ thể ở Úc - nơi tôi đã từng học), về cơ bản luật là đúng. Nhiều người có ý kiến rằng việc chấp hành luật là do ý thức người chấp hành giao thông kém (tức là dân). Vậy thì người Việt nam r nước ngoài học tập, công tác có chấp hành luật của nước bạn không? Họ chấp hành khá nghiêm chỉnh và dễ dàng chấp nhận. Vậy thì ý thức chấp hành này cũng không khó sửa với dân. Cái mà chúng ta cần tìm hiểu là tại sao khi ra nước ngoài dân ta lại phải chấp hành nghiêm, mà khi về nước thì đâu lại vào đấy. Đó chính là luật xử phạt.

Ở Úc tôi đã từng bị cảnh sát kiểm tra xe ô tô, họ kiểm tra: 1. Bằng lái xe, 2. các thiết bị an toàn trên xe: xi nhan, đèn, gạt nước... Tôi cũng tìm hiểu xem tại sao chỉ có kiểm tra những cái đó. Chính là:

1. Nếu xe ô tô mang biển kiểm soát giả thì là phạm pháp-> thu giữ xe ngay và bắt ngay người điều khiển (vì đã vi phạm luật). Còn lại là toàn xe mang biển kiểm soát đúng và như vậy theo hồ sơ công an đã có hồ sơ xe rồi. Không cần kiểm tra giấy tờ xe nữa.

2. Mỗi xe chỉ có 1 chủ nên cứ sai phạm thì gửi phiếu phạt về cho chủ xe, yêu cầu thanh toán trong 1 hạn thời gian (ví dụ 1 tuần), vì có thể ngay lúc đó lái xe không thể nộp khoản phạt lớn như vậy, nếu sau hạn không nộp phạt thì số tiền sẽ được tính nhân lên theo quy định. Nếu vi phạm nặng hơn thì giữ người lái xe và gọi chủ xe để giải quyết. VÌ phiếu phạt luôn gửi về cho chủ xe, nên khi chuyển nhượng chủ xe luôn phải "tự giác" sang tên để tránh trường hợp trả tiền oan.

Với ta, giải pháp giữ xe tôi cảm thấy là giải pháp "không bình thương". Thực tế, lỗi là do lái xe chứ xe có vi phạm đâu và xe có bị rút lại đăng kiểm  đâu. Làm như vậy khác gì cấm lưu hành xe. Một thanh niên dùng dao đâm một người khác, thì ta giữ thanh niên đó hay là giữ dao.

Giải pháp theo tôi có thể áp dụng dần dần với điều kiện VN:

1. Cho phép sang tên chính chủ các phương tiện cơ giới "miễn phí". Đành rằng giai đoạn này công an sẽ bị một thời gian làm giấy tờ không thu được tiền, và có thể có bị lẫn một số xe nguồn gốc có vấn đề. Nhưng nếu không sang tên chính chủ và cứ tình trạng như hiện nay, các xe có vấn đề kia cũng khó phát hiện được ra và vẫn lưu hành. Sau một hạn thời gian nhất định (đủ để các xe sang tên chính chủ) thì phiếu phạt sẽ gửi về cho chủ xe và nếu chủ xe không nộp phạt sẽ bị đánh dấu vào hồ sơ xe thông qua mạng quản lý phương tiện giao thông và theo luật vượt quá một hạn nào đó sẽ đưa ra toà. Và làm được điều sau hạn thời gian kia nhà nước sẽ lại thu được thuế chuyển nhượng khi các xe có nhu cầu sang tên một cách dễ dang (vì dân tự nguyện).

2. Cảnh sát giao thông kiểm tra bằng lái và một số thiết bị an toàn của xe, nếu cần thiết có thể kiểm tra hồ sơ lý lịch của xe cũng như lái xe thông qua mạng của công an. Tại các vị trí chốt kiểm tra của CSGT nên có đầu nối với mạng của cơ quan CA để cảnh sát có thể truy cập nhận thông tin về xe cũng như lái xe. Giải pháp truy cập mạng của CA trên xe cơ động cũng dễ dàng thực hiện với công nghệ bây giờ (sử dụng công nghệ mạng WAN). Giải pháp tối thiểu dùng được là dùng ngay điện thoại của lái xe gọi về trung tâm hỏi về hồ sơ xe, như thế này còn rẻ tiền hơn so với cách mà yêu cầu lái xe đi về lấy giấy tờ xe, vì lái xe cũng chỉ mất một cuộc điện thoại.

Có như vậy thì chúng ta mới quản được các phương tiện giao thông và lái xe cũng như chủ xe mới nâng cao ý thức của mình.

Khi các giải pháp đưa ra, nhiều người sẽ nêu ra vô vàn khó khăn để không thực hiện nhưng theo tôi, vì tương lai chúng ta nên làm.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)