Chủ nhật, ngày 02/02/2025

An toàn Giao thông Đường thủy nội địa: Tiềm ẩn những nguy cơ

Thứ hai, 01/11/2010 00:00 GMT+7
Ngày 29/10, Cục Đường thủy nội địa tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Luật Giao thông Đường thủy nội địa. 5 năm qua, ngoài việc duy trì tốt hệ thống báo hiệu hướng dẫn giao thông, việc tổ chức nạo vét, đảm bảo luồng tuyến cũng được duy trì, nhưng vẫn còn những nguy cơ tiềm ẩn gây mất ATGT, bộc lộ nhiều tồn tại trong các khâu như quy hoạch phát triển hệ thống giao thông thủy, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, đào tạo thuyền viên, quản lý phương tiện, hoạt động tại các cảng, bến thủy...
Ngày 29/10, Cục Đường thủy nội địa tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Luật Giao thông Đường thủy nội địa. 5 năm qua, ngoài việc duy trì tốt hệ thống báo hiệu hướng dẫn giao thông, việc tổ chức nạo vét, đảm bảo luồng tuyến cũng được duy trì, nhưng vẫn còn những nguy cơ tiềm ẩn gây mất ATGT, bộc lộ nhiều tồn tại trong các khâu như quy hoạch phát triển hệ thống giao thông thủy, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, đào tạo thuyền viên, quản lý phương tiện, hoạt động tại các cảng, bến thủy...
Mở bến tràn lan,không theo định hướng
Tổng chiều dài tuyến đường thủy nội địa quốc gia đã đưa vào quản lý, khai thác là 17.233km, trong đó có tới 10.519km đường thủy do địa phương quản lý. So với trước khi Luật Giao thông Đường thủy nội địa có hiệu lực thì chiều dài tuyến đường thủy nội địa đưa vào quản lý, khai thác đã tăng lên gần hai lần. Tuy nhiên, hầu hết các tuyến đường thủy nội địa đều không đồng cấp, trên toàn tuyến có hơn 250 "điểm đen", nhưng chưa có giải pháp hoặc chưa bố trí đủ kinh phí xử lý triệt để. Trong số 10.519km đường thủy nội địa mà địa phương đang quản lý chỉ có thể bố trí 5.947 báo hiệu; kinh phí dành cho công tác nạo vét… hầu như không có, nên khả năng không tạo lập được mạng lưới liên thông.
Hệ thống hạ tầng đường thủy đã vậy, công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện cũng đang bộc lộ những tồn tại. Cụ thể, cả nước có 34 cơ sở được phép đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện. Nhưng các cơ sở đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn phân bố không đều, chỉ tập trung ở các thành phố và địa phương có đông dân cư, thậm chí có địa phương có 2 hoặc 3 cơ sở, trong khi nhiều địa phương không có cơ sở đào tạo sát sạch. Do đó, đến nay số người điều khiển phương tiện không có chứng chỉ lái phương tiện hoặc giấy chứng nhận học tập pháp luật giao thông đường thủy nội địa vẫn còn chiếm tỷ lệ rất lớn. Tương tự, trên dọc tuyến đường thủy nội địa, các cảng, bến thủy nội địa vẫn mở tràn lan, manh mún không theo định hướng chung. Số bến khách ngang sông hoạt động chưa có giấy phép còn chiếm tỷ lệ cao, trong đó các địa phương thuộc các tỉnh Bắc Trung Bộ chiếm tỷ lệ cao nhất.
40% cơ sở đóng mới,sửa chữa phương tiện thủy không đạt chuẩn
Theo báo cáo của các địa phương, đến cuối năm 2009, cả nước đã tổ chức đăng ký được 140.537 phương tiện theo đúng quy định của pháp luật, tăng hơn 3 lần so vớithời điểm tổng điều tra. Mặc dù đã có những biện pháp đơn giản hóa những quy định về đăng ký phương tiện, song trên thực tế, số phương tiện chưa đăng ký vẫn còn quá lớn.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức để đẩy mạnh công tác này. Bởi đến nay mới có trên 20 địa phương ban hành quy định cụ thể hóa điều kiện an toàn và phân cấp tổ chức quản lý phương tiện nhỏ theo khoản 4 Điều 24 của Luật Giao thông Đường thủy nội địa, số còn lại đều chưa có quy định phân cấp cho chính quyền cấp dưới để quản lý đăng ký phương tiện mà vẫn giao cho Sở GTVT thực hiện nên tiến độ triển khai bị kéo dài, không đáp ứng yêu cầu đã đề ra.
Qua đợt tổng kiểm tra toàn quốc do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam - CSGT đường thủy - Đăng Kiểm Việt Nam thực hiện, đã phát hiện tới 40% cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy có cơ sở trang thiết bị và điều kiệnsản xuất chưa đảm bảo yêu cầu, gần 50% cơ sở chưa thực hiện quy định về phê duyệt hồ sơ thiết kế và theo dõi kiểm tra kỹ thuật theo quy định của Luật. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phương tiện thủy không bảo đảm chất lượng và không thực hiện quy định về đăng ký, đăng kiểm nhưng vẫn tham gia hoạt động trên đường thủy nội địa thời gian qua.
Sau 5 năm thực hiện Luật Giao thông Đường thủy nội địa, hoạt động giao thông đường thủy đã có nhiều chuyển biến, như tổ chức quản lý các hoạt động vận tải đường thủy; nhận thức tư duy và hành động của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông đường thủy nội địa đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, TTATGT đường thủy nội địa đang đi dần vào nề nếp. Nhưng để bảo đảm ATGT đường thủy có tính bền vững thì những tồn tại trên cần có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.
KTĐT
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)