Xây dựng văn hóa giao thông - giải pháp then chốt đảm bảo an toàn giao thông

Thứ hai, 26/11/2012 00:00 GMT+7
Chiều 23/11, Hội nghị quốc tế về An toàn giao thông tại Việt Nam năm 2012 do Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức đã kết thúc sau 2 ngày làm việc khẩn trương, hiệu quả.
Chiều 23/11, Hội nghị quốc tế về An toàn giao thông tại Việt Nam năm 2012 do Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức đã kết thúc sau 2 ngày làm việc khẩn trương, hiệu quả.

Thảo luận chuyên đề “Hạ tầng giao thông”, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã tập trung đánh giá: cơ hội và thách thức của việc xây dựng và triển khai các dự án ATGT tại Việt Nam; hợp tác quốc tế về chiến lược ATGT đường bộ; tăng cường ATGT đường bộ theo các hướng tiếp cận và góc nhìn đa dạng. Trên cơ sở đó, các đại biểu kiến nghị xây dựng cơ chế đặc biệt cho các dự án ATGT; nghiên cứu bổ sung các quy định về thiết kế kết cấu hạ tầng đường bộ nhằm tăng mức độ an toàn; ứng dụng công nghệ mới trong quản lý, điều hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.

Những nội dung chủ yếu được thảo luận tại chuyên đề “Quản lý ATGT” là các bài học kinh nghiệm từ việc nâng cao năng lực cho các bên tham gia đào tạo cảnh sát giao thông và trong nghiên cứu khoa học về an toàn đường bộ; kinh nghiệm quốc tế về Luật/các quy định về ATGT đường bộ. Bên cạnh đó là công tác cưỡng chế thực thi pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT đường bộ…Qua thảo luận, các đại biểu kiến nghị một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm là cơ chế phối hợp, điều tiết giữa các bên liên quan và tăng cường cơ cấu tổ chức quản lý ATGT trong tất cả các nội dung của công tác đảm bảo ATGT. Mặt khác, cần nhận thức rõ về vai trò quan trọng của việc quy hoạch mạng lưới giao thông; xây dựng văn hóa giao thông, tăng cường giáo dục trách nhiệm cộng đồng của người điều khiển phương tiện; xây dựng các tiêu chuẩn quy định về an toàn hệ thống thiết bị, công nghệ phục vụ quản lý ATGT và giám sát tai nạn; tăng cường năng lực và hiệu quả cho các cơ quan quản lý nhà nước về ATGT thực thi công tác cưỡng chế xử lý vi phạm ATGT…

Đề cập vấn đề “Phương tiện giao thông an toàn và thân thiện”, các đại biểu kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt mục tiêu tổng quát của “Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ đến 2020 và tầm nhìn đến 2030”, trong đó nhấn mạnh “tiến tới xây dựng một xã hội có giao thông an toàn, văn minh, hiện đại, thân thiện và bền vững”. Các cơ quan quản lý cần rà soát tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới an toàn phương tiện; bổ sung, cập nhật các yêu cầu kỹ thuật mới theo lộ trình giúp phương tiện an toàn và thân thiện với môi trường hơn.

Các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học cũng đã thảo luận và thống nhất các giải pháp liên quan đến công tác đảm bảo trật tự ATGT từ góc độ “Người tham gia giao thông” và đề nghị cần tập trung đẩy mạnh, đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông phù hợp từng nhóm đối tượng, độ tuổi. Nhiều ý kiến cho rằng, để có nền móng xây dựng môi trường văn hóa giao thông, cần nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học; coi việc chấp hành pháp luật về giao thông là một tiêu chuẩn xét đạo đức của học sinh, sinh viên. Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, các cơ quan chức năng cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng mở các chuyên mục phổ biến pháp luật, văn hóa giao thông…


Phát biểu tại phiên bế mạc, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia nhấn mạnh: Ủy ban ATGT QG trân trọng và nghiêm túc tiếp thu những ý kiến trí tuệ, tâm huyết và có trách nhiệm cao của các vị đại biểu, các chuyên gia và các nhà khoa học; sẽ chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu và tham mưu cho Chính phủ, các Bộ, ngành triển khai trong thời gian tới phù hợp với thực tiễn giao thông tại Việt Nam.

Ngay trong năm 2013, Ủy ban ATGT quốc gia sẽ triển khai và tham mưu cho chính phủ tập trung chỉ đạo một số vấn đề như: Nghiên cứu hoàn thiện tiêu chuẩn, giải pháp thiết kế, đặc biệt là tiêu chuẩn làn đường dành cho moto, xe máy nhằm hạn chế tai nạn giao thông; nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân làn xe theo tốc độ và ứng dụng hệ thống camera trong quản lý dòng xe. Bên cạnh đó, thống nhất quy định về hệ thống và cách đặt biển báo hiệu đường bộ; tăng cường chất lượng thẩm định ATGT, tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho công tác thẩm định ATGT.

Ủy ban sẽ chủ trì và phối hợp triển khai văn hóa giao thông tại Việt Nam, coi đây là một giải pháp then chốt nhằm đẩy lùi TNGT một cách bền vững và giảm ùn tắc giao thông, trước hết tập trung vào chủ đề năm ATGT 2013 “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông”. Nội dung, phương thức giáo dục ATGT trong trường học sẽ được đổi mới; tập trung tổ chức tốt cuộc thi giao thông thông minh cho học sinh phổ thông trên internet; nghiên cứu để đến năm 2015 có thể cấp được chứng chỉ ATGT cho học sinh.

Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cũng được triển khai, xây dựng chương trình kiểm soát lái xe sau đào tạo; có biện pháp nâng cao kỹ năng và giáo dục đạo đức người lái xe. Bên cạnh đó, tập trung đào tạo, nâng cao năng lực và trách nhiệm trong thực thi công vụ của lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự ATGT; tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong công tác đăng kiểm phương tiện.

Theo TTXVN
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)