Ảnh minh họa
Văn hóa giao thông là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình xây dựng đất nước. Văn hóa giao thông là một hệ thống tổng hòa các quy chuẩn về mặt đạo đức, ý thức tự giác có vai trò chi phối và điều tiết toàn bộ quá trình tham gia giao thông của cá nhân và cộng đồng. Xây dựng và hoàn thiện văn hóa iao thông là một quá trình lâu dài, đòi hỏi có sự kết hợp nhiều điều kiện, nhiều yếu tố chủ quan và khách quan với nhau. Khi đã xây dựng và hoàn thiện văn hóa giao thông, nó sẽ trở thành biện pháp hữu hiệu nhất trong việc đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.
Thông qua bài viết này, ThS. Nguyễn Thanh Tuấn, Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia tập trung phân tích, làm rõ nội hàm của văn hóa giao thông, các vai trò của văn hóa giao thông đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn khi tham gia giao thông sau đây: nâng cao thức tự giác và chi phối trực tiếp hành vi chấp hành Luật Giao thông; là động lực thúc đẩy ý thức và hành động ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông; duy trì và kiểm soát ý thức tôn trọng người tham gia giao thông, giúp đỡ, nhường nhịn trẻ em người già, người tàn tật.
Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: Văn hóa giao thông chính là hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. “Văn hóa giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện” .
Trên cơ sở khái niệm văn hóa và khái niệm giao thông (đường bộ), chúng ta có thể thống nhất với nhau rằng: văn hóa giao thông là hệ thống các chuẩn mực trong hoạt động ứng xử của con người khi tham gia giao thông hoặc các hoạt động có liên quan đến giao thông; các quy chuẩn về cơ sở vật chất phục vụ giao thông theo quy định của pháp luật, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và tính nhân văn được cộng đồng thừa nhận.
ThS. Nguyễn Thanh Tuấn, Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia tập trung làm rõ 03 nội dung về văn hóa giao thông: văn hóa giao thông giúp nâng cao thức tự giác và chi phối trực tiếp hành vi chấp hành luật giao thông; văn hóa giao thông là động lực thúc đẩy ý thức và hành động ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông văn hóa giao thông duy trì và kiểm soát ý thức tôn trọng người tham gia giao thông, giúp đỡ, nhường nhịn trẻ em người già, người khuyết tật.
Bằng sự kết hợp hài hòa giữa cách tiếp cận nội quan với tiếp cận ngoại quan, tác giả đã nhìn nhận và phân tích, đánh giá nội dung nghiên cứu một cách khách quan. Thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu, tác giả phân tích và làm rõ các vai trò của văn hóa giao thông đối với công tác đảm bảo trật tự và an toàn giao thông đường bộ.
Thông qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy: văn hóa giao có tác động một cách tích cực và toàn diện đối với người tham gia giao thông. Văn hóa giao thông giúp cho người tham gia giao thông nâng cao thức tự giác và chi phối trực tiếp hành vi chấp hành Luật Giao thông; văn hóa giao thông là động lực thúc đẩy ý thức và hành động ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông; văn hóa giao thông duy trì, kiểm soát ý thức tôn trọng người tham gia giao thông, giúp đỡ, nhường nhịn trẻ em người già, người tàn tật trong suốt quá trình tham gia giao thông. Với những vai trò đó, văn hóa giao thông đảm bảo cho hoạt động giao thông đường bộ được diễn ra một cách trật tự và an toàn.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về vai trò của văn hóa giao thông đối với người tham gia giao thông, đối với việc đảm bảo trật tự và an toàn giao thông đường bộ, tác giả nhận thấy: việc xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng hiện nay là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng và Nhà nước ta, các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và từng cá nhân. Tiếp tục nghiên cứu về vai trò của văn hóa giao thông để có cơ sở khoa học cho công tác xây dựng hoàn thiện pháp luật về giao thông, văn hóa giao thông trong cộng đồng là nhiệm vụ của các nhà khoa học, các đơn vị, tổ chức có liên quan.
Toàn văn bài nghiên cứu XEM TẠI ĐÂY.
XN