Ninh Bình: Xây dựng nét đẹp văn hoá khi tham gia giao thông

Thứ ba, 01/09/2009 00:00 GMT+7
Chiều 31/8, Bộ Giao thông-Vận tải phát động Tháng ATGT năm 2009 với chủ đề “Xây dựng văn hoá giao thông” nhằm tạo bước chuyển biến mới về nhận thức và ý thức pháp luật về ATGT trong mọi tầng lớp nhân dân.
Chiều 31/8, Bộ Giao thông-Vận tải phát động Tháng ATGT năm 2009 với chủ đề “Xây dựng văn hoá giao thông” nhằm tạo bước chuyển biến mới về nhận thức và ý thức pháp luật về ATGT trong mọi tầng lớp nhân dân.
Nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi thực hiện các giải pháp đồng bộ hơn. Đây là dịp để tiếp tục nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền các cấp trong công tác bảo đảm trật tự ATGT. Tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, giữa ngành giao thông với lực lượng cảnh sát giao thông nhằm nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm và khắc phục kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn gây ra tai nạn giao thông (TNGT). Đây cũng là nội dung chủ yếu cần tập trung thực hiện trong Tháng ATGT năm 2009, tạo dấu ấn và thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn và ùn tắc GT
Tuyên truyền về trật tự đô thị và ATGT
Từ đầu năm 2009 đến nay, dù có nhiều cố gắng, song tình hình trật tự ATGT vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề. Tình trạng ùn tắc giao thông đô thị chậm được khắc phục, các vụ ùn tắc giao thông ở Hà Nội có giảm, nhưng ở TP. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục tăng. Theo Báo Nhân Dân, TNGT giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn ở mức cao, trung bình mỗi ngày có 32 người chết vì TNGT. Đáng lưu ý là có 64,6% số vụ TNGT đường bộ do người điều khiển phương tiện cố tình vi phạm chạy quá tốc độ, đi không đúng làn đường, dừng đỗ và tránh, vượt sai quy định, chở quá tải và ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm…. 
Riêng địa bàn tỉnh Ninh Bình, 7 tháng đầu năm nay xảy ra 52 vụ TNGT, làm chết 54 người, bị thương 16 người, so với cùng kỳ năm trước giảm 8 vụ TNGT, số người chết giảm 11, số người bị thương giảm 10. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong thực hiện các giải pháp xây dựng hạ tầng giao thông, tổ chức vận tải, tuần tra, kiểm soát, lập lại trật tự hành lang đường bộ và đường sắt, đăng kiểm và đăng ký phương tiện, đào tạo, sát hạch và cấp phép lái xe, phát triển vận tải khách công cộng, điều tiết mức tăng phương tiện cá nhân.. còn hạn chế.
Để đảm bảo trật tự ATGT cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về trật tự ATGT. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi Luật ATGT đường bộ năm 2008 và tích cực triển khai thực hiện các quy định mới. Đồng thời phổ biến tiêu chí “Văn hoá giao thông” do Uỷ ban ATGT soạn thảo gắn với các hoạt động trong Tháng ATGT; giáo dục ATGT trong trường học ngay từ đầu năm học mới. Các nghành chức năng cần tổ chức thật tốt các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo chuyên đề; nhất là bảo đảm giao thông thông suốt trong mùa mưa lũ và trong dịp khai trường…
Xây dựng nét đẹp văn hoá khi tham gia giao thông là nhân tố bảo đảm sự bền vững đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT. Các cơ quan Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp tiếp tục đề cao trách nhiệm giáo dục và phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các thành viên của các tổ chức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự ATGT; các trường học, tổ chức đoàn, đội thiếu niên cùng thôn xóm, khu phố cũng như từng gia đình, từng người hãy chung tay góp sức tạo chuyển biến tích cực trong việc chấp hành luật giao thông vì hạnh phúc của bản thân và cả cộng đồng.
Nguồn: NBOnline
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)