ATGT đường thủy nội địa: Cần những giải pháp quyết liệt và đồng bộ

Thứ tư, 29/04/2009 00:00 GMT+7
Tình trạng mất ATGT đường thuỷ từ lâu đã ở mức báo động, với hậu quả là mỗi năm trung bình xảy ra 300 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết và bị thương 350 người, gây bức xúc trong xã hội. Quản lý chặt chẽ giao thông đường thuỷ bằng pháp luật đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra
Tình trạng mất ATGT đường thuỷ từ lâu đã ở mức báo động, với hậu quả là mỗi năm trung bình xảy ra 300 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết và bị thương 350 người, gây bức xúc trong xã hội. Quản lý chặt chẽ giao thông đường thuỷ bằng pháp luật đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra
Thực trạng: mất ATGT đường thủy
Việt Nam có trên 2.360 con sông, kênh, với tổng chiều dài gần 42 nghìn km; trên 6 nghìn cảng, bến thủy nội địa, nối với biển qua 175 cửa sông; bờ biển dài 3.260km, diện tích biển gần 1 triệu km2 với hơn 3 nghìn hòn đảo, trên 100 cảng, cụm cảng biển, có hàng nghìn km đường ra đảo; giữ vị trí rất quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Tuy có tiềm năng to lớn và thực tế khai thác giao thông đường thủy nội địa (GTĐTNĐ) đã đạt hiệu quả đáng kể, song GTĐTNĐ cũng đang đứng trước những khó khăn, bất cập. Trước hết, GTĐTNĐ chịu nhiều tác động từ tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thủy triều; lũ lụt, mưa bão; khan cạn do suy kiệt dòng chảy vào mùa khô hạn… Điều này ảnh hưởng đến sự ổn định, mức độ an toàn giao thông (ATGT) của tuyến luồng, phương tiện. GTĐTNĐ đến nay vẫn mang tính tự phát, việc sử dụng phương tiện, khai thác vận tải phụ thuộc nhiều vào thói quen, tập quán; phương tiện tham gia giao thông nhiều chủng loại, nhiều kiểu dáng nên việc áp dụng, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật và những yêu cầu quản lý vận tải rất hạn chế. Các tuyến ĐTNĐ chủ yếu đi qua những địa bàn hẻo lánh, các tuyến trọng điểm đều là ranh giới hành chính giữa các địa phương, nên thường xảy ra hiện tượng chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm quản lý, làm cho TTATGT trên các tuyến ĐTNĐ nảy sinh nhiều phức tạp.
Mặt khác, công tác quản lý Nhà nước về GTĐTNĐ thời gian qua tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn đang phải đối mặt với nhiều tồn tại, bất cập. Số tuyến ĐTNĐ được đưa vào quản lý, bảo trì, đáp ứng yêu cầu về báo hiệu hướng dẫn giao thông, đảm bảo độ sâu luồng chưa nhiều; tình trạng xây dựng nhà cửa lấn chiếm luồng lạch, cắm đăng đáy… ảnh hưởng đến ATGT còn diễn ra khá phổ biến. Một số cảng thủy nội địa chưa đủ điều kiện công bố vẫn ngang nhiên khai thác; nhiều cảng được công bố đưa vào sử dụng nhưng điều kiện an toàn, tổ chức quản lý, khai thác sử dụng vẫn chưa bảo đảm những yêu cầu của pháp luật. Theo các cơ quan chức năng, bến thủy nội địa được cấp phép hoạt động chỉ đạt khoảng 75%, tình trạng lập bến tùy tiện, trái pháp luật hoặc không đủ điều kiện vẫn hoạt động đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Qua tổng điều tra phương tiện thủy nội địa và người lái phương tiện năm 2007 trong toàn quốc, số phương tiện đăng ký theo Luật GTĐTNĐ chỉ chiếm 8,28%; phương tiện thuộc diện phải đăng kiểm theo Luật GTĐTNĐ cũng chỉ đạt 10,46%; số người điều khiển phương tiện phải có bằng thuyền trưởng là 20,58%; số người phải có chứng chỉ lái mới đạt 3,46%, số người phải có giấy chứng nhận học tập pháp luật chỉ là 3,31%. Như vậy, tình trạng phương tiện không đăng ký, đăng kiểm; người điều khiển phương tiện không bằng, chứng chỉ chuyên môn vẫn đảm nhận chức danh diễn ra phổ biến trên toàn quốc.
Để xảy ra tình trạng trên, về nguyên nhân khách quan, thứ nhất, do tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội đối với phát triển GTVT và TTATGT đường thủy là chưa theo kịp yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Thứ hai, do xuất phát từ đặc thù hoạt động của Ngành chủ yếu dựa vào tự nhiên, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thủy văn và đặc điểm của tuyến luồng, làm cho luồng, tuyến giao thông trên cùng một địa bàn không thuần nhất. Mặt khác, GTĐTNĐ chịu ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên của khí hậu, thời tiết, lưu tốc dòng chảy, thủy triều nên ngay trên cùng một đoạn sông, kênh trong ngày cũng có những thông số luồng, tuyến khác nhau, chỉ một số loại phương tiện đủ điều kiện hoạt động. Đặc biệt, hàng năm có nhiều tháng mưa lũ, bão trên toàn quốc, mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long gây nhiều khó khăn cho giao thông đường thủy, phát sinh nhiều yếu tố tác động nghiêm trọng đến ATGT và hoạt động của các loại phương tiện thủy. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng GTĐT chậm được cải thiện, hệ thống luồng, tuyến giao thông chủ yếu vẫn ở dạng tự nhiên ít được cải tạo, trong khi nhu cầu vận chuyển, số phương tiện thủy tham gia giao thông tăng nhanh và có tính phức tạp. Thứ ba, do việc khai thác, sử dụng tuyến ĐTNĐ của người dân chủ yếu vẫn dựa vào tập quán, truyền thống, nên việc tuyên truyền, hỗ trợ để họ nắm vững được đặc điểm địa bàn, luồng tuyến, thông thạo tình hình thủy văn, thủy chí, tạo được mối quan hệ gắn kết giữa người dân với các lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, TTXH trên tuyến là hết sức quan trọng. Song, do hoạt động theo tập quán nên phương tiện tham gia giao thông ĐTNĐ vẫn rất thô sơ, với nhiều chủng loại, kiểu dáng không thỏa mãn các yêu cầu, tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và những quy định về quản lý vận tải… Thêm vào đó, trình độ hiểu biết pháp luật về TTATGT của người dân thấp lại ít được tuyên truyền, phổ biến. Đây là một đặc điểm phản ánh yếu tố chủ quan của con người, quyết định chủ yếu đến mức độ an toàn trong hoạt động giao thông thủy, vì vậy cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn kết hợp với kiểm tra, xử lý nghiêm của các lực lượng làm nhiệm vụ nhằm đưa TTATGT đường thủy nội địa đi vào nề nếp.
Thứ ba, công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng CSGT, Thanh tra giao thông đường thuỷ trong vài năm gần đây dù đã được tăng cường nhưng chưa phát huy hiệu như quả mong muốn, chưa thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật. Bởi lẽ, không tổ chức được nơi tạm giữ phương tiện, san tải hàng hoá nên đến nay các chế tài nghiêm khắc như tạm giữ phương tiện vi phạm, đình chỉ hoạt động cảng, bến vẫn chỉ là chế tài “treo” trong khi l ực l ư ợng TTKS ch ỉ c ó tr ên 800 CBCS... Theo Cục CSGT đường thuỷ, ch ỉ t ính riêng n ăm 2008, lực lượng CSGT đ ường thuỷ đã k ểm tra và lập biên bản hơn 190 ngh ìn trường hợp vi phạm, số tiền phạt nộp kho bạc nhà n ước hơn 71 tỷ đồng. So với 2007, xử lý tăng hơn 41 nghìn trường hợp, số tiền phạt nộp kho bạc nhà nước tăng hơn 24 tỷ đồng. , thế nhưng vi phạm vẫn không giảm.
Cần giải pháp quyết liệt và đồng bộ
Để tình hình GTĐTNĐ được ổn định, đảm bảo trật tự, an toàn, thông suốt, cần tổ chức thực hiện đồng bộ những giải pháp sau: Trước hết, cần xác định công tác bảo đảm TTATGT đường thủy là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông, trong đó UBND các cấp, các cơ quan quản lý chuyên ngành là nòng cốt. Do đó, cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện nghiêm túc những nội dung mà Luật GTĐTNĐ đã quy định.
Với các địa phương chưa có quy hoạch tổng thể phát triển giao thông, trong đó có GTĐTNĐ, cần sớm xây dựng quy hoạch. Trên cơ sở quy hoạch để đầu tư, tổ chức quản lý luồng tuyến, xây dựng cảng, bến thủy nội địa, phát triển đội tàu vận tải, từ đó có kế hoạch đào tạo người điều khiển phương tiện đáp ứng nhu cầu vận tải, phù hợp với quy định của pháp luật.
Bộ GTVT và các địa phương khẩn trương quy hoạch, tổ chức quản lý mạng lưới vận tải thủy, phương tiện ở tuyến Trung ương quản lý và ở địa phương. Đồng thời, đề nghị UBND các địa phương nghiên cứu, sớm có quy định về việc quản lý đối với loại phương tiện nhỏ được quy định tại Khoản 4, Điều 24, Luật GTĐTNĐ; quan tâm mở rộng quy mô đào tạo, đầu tư phương tiện, trang thiết bị thực hành và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành ĐTNĐ; nâng cao chất lượng đội ngũ thuyền viên, người điều khiển phương tiện; điều chỉnh, sửa đổi quy chế thi cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn và chương trình đào tạo thuyền viên, người điều khiển phương tiện cho phù hợp, chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể tham gia học, thi, lấy bằng, chứng chỉ chuyên môn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố sớm triển khai các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ đảm bảo thực hiện tốt lộ trình đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy theo quy định tại Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Ngoài ra, cần quy định tiêu chí xác định “điểm đen” về TTATGT đường thủy để các ngành chức năng và chính quyền các cấp phối hợp giải quyết.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện những quy định của pháp luật về GTĐTNĐ, trong đó trọng tâm là tổ chức tốt việc triển khai thực hiện Luật GTĐTNĐ và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bằng những hình thức, biện pháp sát thực, cụ thể, phù hợp với từng đối tượng tham gia giao thông và tình hình kinh tế, dân trí từng khu vực. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông thủy nội địa cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài.
Tất cả vì mục tiêu giảm thiểu TNGT, vì an toàn của mỗi người dân, vì lợi ích của toàn xã hội, các cơ quan truyền thông cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động tuyên truyền GTĐTNĐ. Việc tuyên truyền phải khách quan, tránh thông tin một chiều, gây phân tâm và khó khăn, trở ngại cho công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa. Bên cạnh việc phản ánh tình trạng vi phạm, cần có tin, bài nêu gương tốt, tích cực để đánh giá đúng thực trạng, làm rõ nguyên nhân để các cấp quản lý có giải pháp khắc phục kịp thời. Trong các phong trào thi đua cần đề cao tuyên truyền, xây dựng và nhân rộng những điển hình tiên tiến trong Ngành nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa.
 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của Luật GTĐTNĐ đối với những tổ chức, cá nhân tham gia giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa, đặc biệt tại những bến thủy, bến khách dọc tuyến, ngang sông, bến phà, các cầu trọng yếu… Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định, các lực lượng chức năng liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong việc xử lý những vi phạm có tính chất phức tạp để giải quyết có hiệu quả. Việc kiểm tra và xử lý vi phạm phải được thực hiện quyết liệt, triệt để; cần áp dụng các biện pháp mạnh có tính răn đe, giáo dục, đặc biệt đối với những nguyên nhân trực tiếp gây TNGT. Trước tình hình phức tạp trong hoạt động khai thác GTĐTNĐ hiện nay, công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm có vai trò quan trọng, nếu không nói là yếu tố quyết định, trong việc thiết lập và duy trì TTATGT, kiềm chế TNGT trên các tuyến đường thủy nội địa. Vì vậy, đề nghị Chính phủ, các bộ, UBND các địa phương quan tâm về tổ chức, biên chế và trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật để các lực lượng chức năng có thể thực hiện tốt nhiệm vụ.
Ngoài ra, cần có biện pháp cụ thể bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa tại những vị trí trọng yếu có nguy cơ cao xảy ra TNGT trên các tuyến sông, thông qua hình thức tăng cường duy trì các chốt điều tiết hướng dẫn giao thông qua các cầu trọng yếu trong mùa mưa lũ và thực hiện điều tiết hướng dẫn giao thông phục vụ thi công các cầu mới đang xây dựng; tăng cường báo hiệu hướng dẫn giao thông tại những vị trí nguy hiểm, khó đi như luồng cong, có bãi cạn, có đá ngầm, chướng ngại; triển khai thực hiện việc thanh thải chướng ngại vật trên các tuyến sông trong phạm vi cả nước…
ĐT
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)