Dấu ấn Nghị quyết 32...

Thứ hai, 04/08/2008 00:00 GMT+7

Thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP, 6 tháng đầu năm 2008, các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai nhiều biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vì vậy tình hình trật tự an toàn giao thông đã có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông đã giảm mạnh.

Thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP, 6 tháng đầu năm 2008, các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai nhiều biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vì vậy tình hình trật tự an toàn giao thông đã có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông đã giảm mạnh.

TNGT giảm mạnh ở cả đường bộ, đường sắt và đường thủy

Theo báo cáo của ủy ban ATGT Quốc gia, 6 tháng đầu năm 2008, toàn quốc xảy ra 6.462 vụ TNGT, làm chết 5.921 người, bị thương 4.278 người. So với cùng kỳ năm 2007, giảm 1.207 vụ (-15,7%), giảm 989 người chết (-14,4%), giảm 1.633 người bị thương (-27,6%).

Trong đó, đường bộ xảy ra 6.076 vụ, làm chết 5.726 người, bị thương 4.120 người. So với 6 tháng đầu năm 2007, giảm 1.266 vụ (-17,2%), giảm 957 người chết (-14,3%), giảm 1.607 người bị thương (-28,1%). Tỷ lệ TNGT trên 10.000 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ so với 6 tháng đầu năm 2007 giảm 1,11 (2,35/3,46) số vụ, giảm 0,93 (2,22/3,25) số người chết, giảm 1,11 (1,59/2,7) số người bị thương. Đường sắt xảy ra 210 vụ, làm chết 89 người, bị thương 134 người. So với 6 tháng đầu năm 2007, tăng 21 vụ (11,1%), giảm 23 người chết (-20,5%), giảm 20 người bị thương (-12,9%). Đường thủy xảy ra 149 vụ, làm chết 89 người, bị thương 21 người, làm chìm 141 phương tiện thủy các loại, thiệt hại về hàng hóa ước tính khoảng 26 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2007, tăng 32 vụ (27%), giảm 14 người chết (-13,6%), tăng 5 người bị thương (31%).

Tuy nhiên, riêng trong lĩnh vực hàng hải, TNGT tăng cả về số vụ và số người chết, với 27 vụ TNGT làm chết 17 người, bị thương 03 người. So với cùng kỳ năm 2007 tăng 7 vụ (tăng 28,5%), tăng 5 người bị chết (tăng 41,6%), giảm 11 người bị thương (giảm 85,71%).

Trên thực tế đã xảy ra 79 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm chết 234 người, bị thương 336 người. So với cùng kỳ năm 2007, giảm 19 vụ (-19,4%), giảm 57 người chết (-19,5%), giảm 28 người bị thương (-7,7%), trong đó có 31 vụ TNGT liên quan đến xe ô tô chở khách, làm chết 102 người, bị thương 289 người.

Qua tổng hợp báo cáo của Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có 49 địa phương giảm số người chết vì TNGT so với cùng kỳ năm 2007, những địa phương giảm nhiều là: Cà Mau giảm 52,9%, Nghệ An giảm 49,1%. Bạc Liêu giảm 48,1%, Đắk Nông giảm 48,0%, An Giang giảm 45,6%, giảm nhiều về số tuyệt đối là: TP HCM giảm 107 người chết, Nghệ An giảm 105 người chết, Đồng Nai giảm 95 người chết, Hà Nội giảm 69 người chết, Gia Lai giảm 57 người chết; 4 địa phương không tăng, không giảm; 11 địa phương tăng về số người bị chết vì TNGT so với cùng kỳ năm 2007, những địa phương tăng cao là Sơn La tăng 58,1%, Cao Bằng tăng 26,7%, Bình Dương tăng 22,8%, Lai Châu tăng 20,0%, Quảng Ninh tăng 18,8%.

Sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị

Trong điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa có sự cải thiện đáng kể, số lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vẫn tăng nhanh thì việc giảm nhiều cả về số vụ, số người chết, số người bị thương do TNGT trong 6 tháng đầu năm 2008 là một kết quả đáng kích lệ. Có được kết quả đó, trước hết là do ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của người dân đã có sự chuyển biến tích cực, thể hiện rõ nét nhất là việc chấp hành tốt quy định đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy. Ngoài ra, phải kể đến sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ, cụ thể của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt công tác bảo đảm TTATGT của các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội.

Đặc biệt là sự phối hợp giữa các ngành, giữa Trung ương và địa phương tương đối chặt chẽ, đồng bộ, vì vậy đã thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm TTATGT theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của ủy ban ATGT Quốc gia. Đặc biệt, sau hơn 6 tháng triển khai, Nghị quyết số 32/NQ-CP của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, trước hết là đã nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước trong hoạt động bảo đảm TTATGT của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Đồng thời, việc thực hiện tốt kế hoạch bảo đảm TTATGT Tết Mậu Tý 2008 và lễ hội sau tết chi tiết, được tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn quốc, công tác kiểm tra đôn đốc kịp thời, có chất lượng đã góp phần giảm thiểu TNGT.

Hơn thế nữa, việc ban hành Nghị định 146/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ đã tạo điều kiện cho công tác cưỡng chế có hiệu quả; huy động tối đa lực lượng cảnh sát tham gia tuần tra kiểm soát, hành vi vi phạm bị xử lý nghiêm túc, có tính răn đe cao; công tác cưỡng chế đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa, ngăn chặn, giảm TNGT 6 tháng đầu năm 2008.

Đ.T

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)