Tai nạn và ùn tắc giao thông (TN&UTGT) gần đây luôn được dư luận quan tâm băn khoăn và trăn trở. Nó động chạm đến từng người, mọi gia đình, vùng nông thôn, khu đô thị và toàn bộ hệ thống chính trị cả nước phải vào cuộc. Trong quá trình phát triển của xã hội chúng ta bất ngờ đối mặt với TN&UTGT nó trở thành một điểm nóng nan giải và nhức nhối. Trước thiệt hại quá nhiều sinh mạng và cản trở lớn đến nhịp sống trong giao thông đô thị... Vậy thực ra khái niệm về TN&UTGT là gì ta hiểu về nó như thế nào?
1, Lổi từ người tham gia giao thông?
Theo như dư luận ngày nay nếu ta lắng nghe ghi nhận thì sẻ biết rằng hầu hết các vụ tai nạn và ùn tắc xẩy ra đều được cho là do lổi của người tham gia giao thông (TGGT) vi phạm. Nghĩa là nguồn gốc của TN&UTGT được hiểu là do con người gây ra. Có đúng thế không? Điều này thoạt nhìn có vẻ là như vậy nhưng xem xét kỷ thì chưa hẳn là vậy. Tuy nhiên thực tế thì chúng ta đã lấy con người là nguyên nhân gây ra TN&UTGT. Để rồi thực tiển những năm qua cho đến nay chúng ta đã tập trung xoay quanh việc giáo dục con người bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trên mọi phương tiện thông tin, tổ chức học tập luật giao thông, ban hành chế tài quy định, sử dụng nhiều hình thức xử phạt và xử phạt thật nặng. Chung quy là muốn đưa ý thức con người vào một trật tự theo định hướng trong giao thông, điều đáng tiếc kết quả mang lại cho đến nay tai nạn vẩn gia tăng. Ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn Hà nội và thành phố Hồ chí Minh đã đến mức sắp hết đường cho xe chạy!
2, Tính đến yếu tố rủi ro (hiện tượng ngẩu nhiên)
Như trên đã đề cập trong muôn hình vạn trạng xẩy ra tai nạn kể cả ùn tắc giao thông dư luận đều luôn có chung một nhận định rằng do lổi của người điều khiển phương tiện. Thực tế có đúng cả thế không hay chỉ là sự cảm nhận còn mơ hồ? Đây là điều hệ trọng khi nhìn nhận sự vật, là ranh giới của lựa chọn nhằm tìm hướng giải quyết phù hợp. Trong thực tế con người đi bộ 3, 4 km/giờ cũng bị ngã có khi chấn thương thậm chí có trường hợp tử thương, đây là sự rủi ro, chắc chắn rồi. Đi bộ mà bị ngã là chuyện thường tình hơn thế nửa còn được thành thơ nữ sĩ Hồ Xuân Hương từng mô tả: “Giơ tay với thử trời cao thấp- Xoạc cẳng đo xem đất ngăn dài”. Vậy đi bằng phương tiện giao thông ngày nay với tốc độ gấp 10 lần đi bộ (30, 40 km/giờ) lại không thể gặp rủi ro sao? Thực ra rủi ro cũng sẻ tăng gấp 10 lần theo đúng quy luật của nó đồng thời cũng tăng lên gấp nhiều lần khả năng chấn thương. Sự rủi ro trong giao thông ngày nay dường như không được tính đến mà thay vào đó được xem như vi phạm luật giao thông gây tai nạn?! Vậy Sự “rủi ro” là gì - Đây là cách nói thông thường nói đến điều không tốt lành xẩy ra ngoài sự mong muốn, thực chất đây chính là xác suất ngẩu nhiên trong tai nạn giao thông (Không riêng gì trong lĩnh vực giao thông xác suất ngẩu nhiên có mặt trên mọi lĩnh vực của tự nhiên). Vấn đề này cần được nhìn nhận nghiên cứu tính toán một cách nghiêm túc vì nó là một phần trong thực tế tai nạn và ùn tắc giao thông.
3, Mật độ tham gia giao thông
Thực tế trong giao thông các loài động vật kể cả các đồ vật (cây đỗ, đá lăn) trên đường cũng là đối tượng có thể hoặc góp phần gây ra TN&UTGT. Vậy đâu là bản chất của vấn đề?Trên con đường rộng mở không có sự cản trở thì dĩ nhiên cũng sẻ không có sự va chạm dẩn đến TN&UTGT. Ngược lại nhiều sự cản trở tăng lên đến mức độ nhất định sẻ tăng dần khả năng gặp tai nạn (tai nạn còn có liên quan đến tốc độ), có quá nhiều cản trở (mật độ TGGT cao) sẻ dẩn đến ùn tắc. Con người cùng phương tiện giao thông, các loại động vật, mọi đồ vật ngẩu nhiên trên đường thực ra là các đối tượng trực tiếp trong TN&UTGT. Tóm lại căn nguyên gốc rể của TN&UTGT đúng ra nó không thuộc về chỉ riêng con người mà nó xuất phát chính từ tổng của các đối tượng trực tiếp đó. (Con người, phương tiện + động vật + mọi đồ vật; trên diện tích mặt đường bị chiếm chổ). Đây chính là mật độ của mọi cá thể trên đường TGGT. Khi cả nước đã có gần 1 triệu ôtô các loại chưa là hết còn trên 20 triệu xe máy cá nhân thì đây là nguyên nhân chủ chốt làm gia tăng mật độ trên đường. Mổi ngày có trên 30 người chết do tai nạn giao thông cùng nhiều vùng đô thị bị ùn tắc là hệ quả tất yếu phát sinh từ chính mật độ đó. Điều đáng suy ngẩm ở đây là trên 30 người chết mổi ngày là vì vi phạm luật giao thông hay do chính trên 20 triệu chiếc xe máy phương tiện cá nhân này là nguyên nhân trực tiếp gây ra những hệ luỵ và bế tắc cho giao thông đường bộ nước ta?
Khi ta đặt đúng chổ các yếu tố của một phương trình thì mới có đủ cơ sở giải đúng bài toán. Đây chính là bài toán về mật độ trong giao thông đường bộ, đã là một bài toán có thể có nhiều cách giải nhưng sẻ chỉ cho ra một kết quả, kết quả ở đây chính là “mật độ”. Làm sao để bảo đảm cho mật độ của mọi cá thể mà chủ yếu là con người và phương tiện TGGT đủ không gian đi lại thông thoáng, không dể gây tai nạn và bị ùn tắc giao thông?
4, Cần đến giải pháp mạnh và thực tế
Như vậy bản chất của TN&UTGT được xác định chính là từ “mật độ” trong TGGT. Thực tế ta đã mải lay hoay lo tính đến ý thức của con người mà bỏ qua mật độ trong giao thông (chính là bản chất của vấn đề) dẩn đến TN&UTGT.
Nhìn hiện tượng chưa thể đắn giá được bản chất, khi giải quyết một vấn đề cần tìm đúng bản chất của nó. Bản chất ở đây chính là mật độ quá caocủa mọi phương tiện đã gây nên nhiều hậu họa. Một đất nước vốn đã có mật độ dân số cao hạ tầng cơ sở mạng lưới giao thông còn thiếu và yếu; Lại bùng phát mạnh mẻ loại PTGT cá nhân môtô xe gắn máy thành phương tiện phổ thông chủ yếu cho việc đi lại đây là một bất hợp lý. Như vậy có phải chúng ta đã tự gây ra áp lực về giao thông như lửa đã đỏ lại được đỗ thêm dầu, giao thông trên các đô thị lớn hiện nay ở nước ta nạn ùn tắc đã lên đỉnh điểm.
TN&UTGT chính là hai mặt của một vấn đề xuất phát từ mật độ tham gia giao thông. Điều tiên quyết lúc này là cần phải giảm mật độ TGGT chính là làm thêm đường và giảm bớt những PTGT không phù hợp như môtô xe gắn máy tập trung sử dụng PTGT công cộng ở vùng đô thị. Đây là giải pháp vừa trước mắt vừa lâu dài mới thực sự mang lại bộ mặt mới về giao thông phát triển bền vững ở nước ta.
Quảng bình ngày 26 tháng 10 năm 2007
Tác giả: Lê Văn Thưa