THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP AN TOÀN GIAO THÔNG TỈNH LẠNG SƠN

Thứ sáu, 28/12/2007 00:00 GMT+7
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có đường biên giới chạy dài tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, trong nhiều năm qua lượng hàng xuất nhập khẩu qua con đường này rất lớn và Lạng Sơn là một tỉnh giàu tiềm năng về văn hoá – Du lịch - Dịch vụ hàng năm có hàng trăm Lễ hội lớn nhỏ. Vì vậy, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Lạng Sơn ngày càng đông.
I. Tình trạng :
          Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có đường biên giới chạy dài tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, trong nhiều năm qua lượng hàng xuất nhập khẩu qua con đường này rất lớn và Lạng Sơn là một tỉnh giàu tiềm năng về văn hoá – Du lịch - Dịch vụ hàng năm có hàng trăm Lễ hội lớn nhỏ. Vì vậy, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Lạng Sơn ngày càng đông. Trong tương lai không xa việc thông xe tuyến Hà Nội - Lạng Sơn ( Việt Nam ) - Bằng tường – Nam Ninh ( Trung Quốc ) sẽ chính thức được ký kết và đưa vào khai thác, Tóm lại có thể nói Lạng Sơn sẽ là một điểm sáng về Du lịch - Dịch vụ đặc thù trong đó có ngành vận tải sê đựoc khởi sắc.
          Thuận lợi và tiềm năng là như vậy, nhưng công tác quy hoạch quản lý về phương tiện người lái là ôtô điểm đỗ, bến xe khách chưa được chú trọng của cơ quan chức năng , cụ thể là Sở GTVT Lạng Sơn. Khi chúng tôi đến với Lạng Sơn trong kỳ nghỉ cuối tuần , được chứng kiến thấy bức tranh giao thông đô thị của thành phố Lạng Sơn như bầy ong vỡ tổ, không tuân theo một quy tắc chung nào cả; xe thì thồ hàng cồng kềnh, phóng nhanh vượt ẩu, xe đỗ dừng không đúng nơi quy định chiếm dụng phần lớn lòng đường vỉa hè; mặc dù có biển báo nhưng các phương tiện này dường như đang thách thức chính quyền nơi đây. Trong một lần đi chợ chơi Tôi thật may mắn khi anh bạn kéo xệch tay tôi lên hè nhà, vèo một cái chiếc xe Minkhơ hay còn gọi là "quan tài bay" đi như điên lao ầm ầm vào phía sau lưng chúng tôi, anh bạn tôi không nhanh tay kéo thì tôi có lẽ đã nhập viện rồi. Tiếp theo chiếc xe điên này là hàng chục xe nối đuôi nhau lao vèo vèo vào các ngõ ngách quanh khu chợ Đông Kinh. chưa hết trong những ngày ở Lạng Sơn tôi thấy loại xe Deawoo nhiều vô kể chạy hàng hoá từ biên giới về có xe thì không biển kiểm soát, có xe có treo biển nhưng là biển giả. Thật nhiều chuyện phải nói và để bàn nhưng chính quyền sở tại dường như không quan tâm và để ý đến khi mà toàn Đảng, toàn dân đang thực hiện nghiêm Nghị định 32 của Thủ tướng chính phủ và Quyết định 34 của Bộ GTVT; nhằm kìm hãm gia tăng các vấn đề về an toàn giao thông mà nơi đây dường như không quan tâm đến tính mạng của người dân và để lại những hình ảnh không đẹp trong con mắt du khách du lịnh.
          Thiết nghĩ nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) việc đi lại của nhân dân cũng như ý thức của người tham gia giao thông và trách nhiệm của ngành chức năng quản lý phải tạo nên nét văn hoá khi tham gia giao thông nơi công cộng, phải chấp hành luật, văn minh lịch sự an toàn và đồng thời đây cũng là bước tiền đề đón các đối tác là các tập đoàn lớn, đơn vị vận tải nước bạn Trung Quốc khi mà chỉ còn chờ Chính phủ hai nước thông qua là tuyến vận tải quốc tế đầu tiên tại Lạng Sơn được vận hành xuất phát từ Hà Nội - Lạng Sơn ( Việt Nam ) - Bằng tường – Nam Ninh ( Trung Quốc ) được thông tuyến sớm thì đây là nguyện vọng, niềm mong mỏi chính đáng của nhân dân hai nước Việt – Trung.
          Trên đường từ Lạng Sơn về Hà Nội chúng tôi có nói chuyện những ngày vừa qua lưu trú tại Lạng Sơn có nhiều chuyện để nhớ nhưng sâu đậm nhất là vấn đề an toàn giao thông tại Lạng Sơn. Bên cạnh những băn khoăn thì đây cũng chính là cơ hội vàng khi mà Lãnh đạo tỉnh cùng các ngành chức năng biết nắm bắt được cơ hội vàng này, tỉnh Lạng Sơn không xa sẽ trở thành một đô thị với diện mạo khang trang và an toàn khi du khách xa gần đến với Lạng Sơn.
          Sau đây chúng tôi cũng xin được tham gia và đóng góp những ý kiến chân thành và cũng là thực tiễn khi còn ở Lạng Sơn mà chúng tôi được thấy và được nghe. Mong rằng Lãnh đạo Tỉnh và Ban ATGT quốc gia tỉnh Lạng Sơn, cùng Sở GTVT hãy tập trung quan tâm chỉ đạo nhiều hơn nữa cho mạng lưới giao thông được thức tỉnh và khởi sắc.
II. Giải pháp :
1) Quy hoạch và Phân loại các phương tiện như sau: xe chở khách theo tuyến cố định, xe du lịch, xe thăm quan lễ hội, xe có trọng tải lớn. phải được tổ chức đỗ riêng biệt, nơi neo đậu lưu trú. được phân bổ hợp lý tránh ách tắc cục bộ.
2) Khảo sát kỹ trong và ngoài nội thị việc lắp đặt biển cấm, biển báo rõ ràng của ngành quản lý giao thông đường bộ.
3) Tuyên truyền vận động trong phạm vi toàn tỉnh đặc biệt trong khu vực nội thị các điểm nóng như xe dù bến cóc, các bãi đậu xe trái phép. Trung tâm thương mại như chợ Đông Kinh, Chợ Đêm, các tuyến phố chính.
4) Những điểm, những nút giao thông chính trong đô thị mà đã được bố trí đèn báo hiệu giao thông tại các ngã tư phải có cán bộ chiến sĩ giám sát cũng như chỉ dẫn thường xuyên. Cấm vượt đèn đỏ nhằm tạo thói quen cho người dân.
5) Khi giao ban định kỳ ngay từ cấp Sở phải định hướng cho các trưởng phòng Hạ tầng kinh tế của 11 huyện thị việc lưu hành vận tải hàng hoá, vận tải hành khách ngay khi từ huyện ra thành phố vào đỗ đúng nơi quy định tại các Bến, bãi hợp pháp.
6) Sở GTVT Trong công tác quản lý, kiểm soát bến xe, đơn vị vận tải phải nêu rõ quan điểm của Sở GTVT việc chở khách quá quy định, không niêm yết giá vé, neo đậu không đúng nơi quy định việc đón trả khách. Xe không đủ điều kiện để cấp lưu hành sẽ không cấp sổ nhật trình cho các trường hợp này, hoặc tạm thời đình chỉ việc kinh doanh những phương tiện ấy nhằm trấn chỉnh, răn đe. Vì đây là đối tượng chính vòng vo đón trả khách trong đô thị gây mất trật tự.
7) Trong công tác quản lý của ngành chức năng đặc biệt của Sở GTVT phải phối kết hợp với các đơn vị là Bến xe việc tiếp nhận các tuyến vận tải hành khách và điểm đỗ trông giữ là phương tiện và đồng thời phải khuyến khích các cá nhân tổ chức có phương tiện là ôtô vào Bến xe, bãi xe khi có nhu cầu trông giữ. Đặc biệt Sở GTVT nên làm việc trước với đơn vị là Bến xe, bãi đỗ xe tạo cơ chế để thu phí với giá hợp lý khi vào bến ( rẻ ) nhằm khuyến khích các phương tiện vào nơi đỗ, đón khách đúng nơi quy định.
8) Các trường hợp chở hàng cồng kềnh là Minkhơ và xe Deawoo đeo biển số giả thường có số lượng lớn ở tỉnh Lạng Sơn đặc biệt khi vi phạm luật an toàn giao thông thì phải có biện pháp xử lý thật nghiêm mới có thể đủ đảm bảo tính răn đe được.
9) Việc phân bổ luồng tuyến xe chở khách phải được công bố công khai niêm yết tại các nơi công cộng như nhà ga, bến xe. Trường hợp nhằm tuyên truyền có hiệu quả có thể thông báo tại phòng vận tải của Sở GTVT mục đích để các đơn vị vận tải này khi đến làm thủ tục và đăng ký xin mở luồng tuyến nắm bắt được. Có như vậy sẽ đem lại hiệu quả cũng như tiện ích cho các đơn vị về thời gian đi lại sau cùng là gắn liền quyền lợi của người dân khi tham gia giao thông biết phải đến đâu và đi đâu mỗi khi có nhu cầu đi lại. Tránh lặp lại "xe tù, cơm tù".
10) Cuối cùng Tỉnh và các ngành chức năng tạo nên cơ chế thông thoáng kêu gọi đầu tư đến các chủ đầu tư mở rộng hạ tầng cơ sở là giao thông nhà ga, bến xe, bãi đỗ xe, và các đơn vị vận tải tăng cường bổ sung thêm đầu xe mục đích khuyến khích toàn dân tham gia giao thông bằng xe công cộng. Có vậy thì mới cải thiện được các vấn đề xã hội như tắc đường, kẹt xe, đồng thời đúng với chủ trương ba giảm của ngành giao thông vận tải: Giảm số vụ, số người bị thương, số người chết.
          Sau cùng với những chia sẻ trên của chúng tôi với tư cách là một người dân có ý thức và có trách nhiệm mong muốn tỉnh Lạng Sơn sớm khắc phục những yếu kém và phát huy những thế mạnh của riêng mình. Chúng tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới có cơ hội, tôi và những người bạn sẽ trở lại Lạng Sơn với một niềm tin đi chơi vui vẻ và được an toàn.
 
                                                                             Người viết
                                                                             Minh Thư – Hà Nội
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)