Giao thông tại việt nam một vấn đề trong mọi vấn đề

Thứ ba, 08/05/2007 00:00 GMT+7
    Dù các lực lượng chức năng đã nổ lực trong tháng 9, tháng an toàn giao thông của năm nay (2005), nhưng  số vụ tngt ở Hà Nội vẫn tăng 12 vụ so với tháng trước. Trên địa bàn thủ đô trong tháng an toàn giao thông đã xảy ra 105 vụ tngt, làm 52 người chết, 85 người bị thương … (1).  

Người gửi: Minh-Vinh
E-mail: t_hanhthuc@gmx.net


    Việt Nam hiện nay sau một thời gian dài chiến tranh, đang ở vào thời kỳ mùa xuân của dân tộc. Đất nước đang nở rộ, phát triển về mọi mặt, từ văn học nghệ thuật, đời sống xã hội, kinh tế tài chánh… Nhưng bên cạnh những thành tựu đó còn có những tiêu cực cần phải được khắc phục. Nỗi bật nhất trong số nầy phải giải quyết gấp là vấn đề giao thông (vđgt), một vấn đề đã làm  nhức nhối bao nhiêu con tim khối óc, đã làm cho những người bạn nước ngoài tới thăm phải thè lưởi lắc đầu. Hàng ngàn hàng vạn chiếc xe túa ra đường chạy một cách hoang dại mất trật tự, vô chính phủ, nghênh ngang không kể trái phải, đèn xanh đèn đỏ!... Thật là một cảnh tượng hổn man ghê rợn! Số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông (tngt) đã lên đến mức đáng sợ, như tin tức báo chí sau đây:

- Mỗi tháng ở Hà Nội chết 52 người

                Dù các lực lượng chức năng đã nổ lực trong tháng 9, tháng an toàn giao thông của năm nay (2005), nhưng  số vụ tngt ở Hà Nội vẫn tăng 12 vụ so với tháng trước. Trên địa bàn thủ đô trong tháng an toàn giao thông đã xảy ra 105 vụ tngt, làm 52 người chết, 85 người bị thương … (1).

- Năm 2005 cả nước có 11.180 người chết, bị thương 11.760 người.

  Năm 2006 cả nước có 12.264 người chết, bị thương 11.244 người (12 tháng).

            Theo thống kê của cục Cảnh Sát Giao Thông, năm 2005 cả nước có 11.141 vụ tngt, khiến 11.180 người chết, 11.760 người bị thương. Và 11 tháng đầu năm 2006, số vụ tngt đã tăng lên đến 13.140 vụ trên toàn quốc, làm 11.243 người chết, 10.372 người bị thương. Bình quân mỗi ngày cả nước xảy ra 39 vụ tngt, 43 người chết, và 31 bị thương (2).

- Hai Giáo Sư Đại Học nỗi tiếng đi bộ cũng bị xe tông chết tại Hà Nội trong một tuần. (Phật Giáo cũng đã mất rất nhiều, trong đó có một vị Thầy rất nổi tiếng: Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải, bị tngt chết tại Đồng Nai, cùng với nhiều vị khác).

                Chưa đầy một tuần trên địa bàn TP Hà Nội liên tiếp xảy ra 2 vụ tngt liên quan đến khách bộ hành. Điều đáng nói là nạn nhân của 2 vụ nói trên đều là các nhà khoa học nổi tiếng:

                ○ Giáo sư viện sĩ Nguyễn văn Đạo SN 1937 nguyên là giám đốc Đại Học Quốc Gia Hà Nội đang đi bộ bị xe gắn máy lách xe phía trước tông. GS ngã đập đầu xuống đường, đưa vào nhà thương cấp cứu hai   ngày sau từ trần.

                ○ Trước đó, chiều 5-12-2006 GS Saymour Pepert SN 1928, quốc tịch Hoa Kỳ hiện công tác tại Viện công  nghệ Masachusetts, khi băng qua đường ở lằng ranh dành cho bộ hành, bị xe gắn máy chạy trên đường Giải Phóng lao thẳng vào người. Vị GS ngã xuống bất tỉnh, đưa vào nhà thương cấp cứu. Hiện ông đang ở trong tình trạng nguy kịch (3)


 

                                                                          

 

Nhìn những con số thống kê trên, ta thấy:

• Số người chết có tăng chớ không giảm. Năm 2005 có 11.180 người chết, năm 2006 là 12.264 người, (tăng 10,9%).

• Con số nầy vẫn còn thấp, chưa đúng. Trên thực tế, số người bị thương bao giờ cũng cao hơn gấp 3, gấp 4 lần số người chết (nhưng thống kê ở đây có khi lại thấp hơn!). Điều nầy cũng dể hiểu, vì ở VN khi xảy ra việc gì, đa phần người ta tự giải quyết với nhau, Cảnh Sát Giao Thông huy động rất khó, chỉ có những trường hợp rất trầm trọng mới thấy xuất hiện.

• Tai nạn không chỉ xảy ra cho người đi xe, mà còn cho cả người đi bộ.

• Số người chết quá nhiều. Nhiều hơn số binh lính miền Nam chết và mất tích là 250.000 người trong 21 năm chiến tranh vừa qua (1954 đến 1975) (4). Trong khi đó số người chết vì tngt trong 21 năm sẽ là 257.544 người (12.264x21). Đó là chưa kể đến số người bị thương, và bị các bệnh tai, mắt, mũi, phổi, thần

kinh… vì tiếng động, và ô nhiễm môi trường…  

Đây là một cuộc chiến tranh mới. Một cuộc chiến tranh không biên giới, diễn ra trên khắp các nẻo đường, lôi kéo cả dân tộc vào vòng chiến. Ngày mai đây, ai sẽ là kẻ ngã gục ?!

Thật là một thảm trạng quá đau lòng! Nếu không tìm cách giải quyết, thì vô tình chúng ta đồng lõa với tội ác. Bạn bè bốn phương sẽ nghĩ như thế nào, đâu là thể diện quốc gia? Và mọi cố gắng để biến VN thành một nước có văn hóa, tiến bộ sẽ trở thành trò đùa vô nghĩa.

    Xin mở một dấu ngoặc ở đây để nói về lý Nhân-Quả. Tại sao dân tộc chúng ta bị quá nhiều nỗi bất hạnh? Vừa hết nạn chiến tranh lại bị nạn xe cộ! Rồi còn gì nữa đây? Dân tộc chúng ta đã kinh qua quá nhiều cuộc chiến tranh. Lịch sử cận đại cho thấy chiến tranh xảy ra liên tiếp không ngừng nghỉ. Hết 150 năm Trịnh Nguyễn phân tranh với 7 cuộc chiến qui mô, bắt đầu từ 1627(5); đến chiến tranh chống quân Thanh do Lê Chiêu Thống cầu viện; rồi Quang Trung – Nguyễn Ánh, thực dân Pháp, đế quốc Nhật và cuối cùng là Quốc Cộng. Đó là chưa kể đến sự tiêu diệt 2 nước Chiêm Thành và Chân Lạp. Chiến tranh. Hận thù chồng chất! Cha ông chúng ta đã tạo quá nhiều nghiệp sát, nên bây giờ con cháu phải trả (nhân không tốt thì quả cũng theo đó tương ưng) . Trong khi đó Thái Lan thua xa chúng ta về mọi mặt, nhất là về chất xám (trong quá khứ, họ đã từng bị dân Khờ-Me và Miến Điện đô hộ!) (5), thế mà hiện nay đã qua mặt chúng ta, dân chúng sống trong an lạc hạnh phúc. Do đâu? Người ta bảo: „có đức mặc sức mà hưởng“. Dân Thái có niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo, biết tạo công đức, làm phước bố thí cúng dường… Còn chúng ta? Đây là một bài học để mọi người suy gẩm. Hãy tạo phước đức ngay bây giờ, chưa muộn! 

    Là một Việt kiều đã từng đi qua nhiều nơi trên thế giới -từ Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Miến Điện, Singapoor, đến Mỹ, Úc và hầu hết các nước Tây Phương-, sau một thời gian về VN nghiên cứu tại chỗ, nhìn ngắm vấn đề một cách rộng rãi bao quát, tôi đã thấy được nguyên do và cách giải quyết. Sau đây, tôi xin phân tích tình hình, thẳng thắng chỉ ra những sai lầm đã và đang mắc phải, rút ra kết luận để giải quyết vấn đề Giao Thông, tái lập trật tự công cọng hầu góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Thỉnh mong nhà chức trách VN bình tâm suy nghĩ, gạt bỏ tự ái cá nhân, thương cho mạng sống người dân, đặt tiền đồ dân tộc lên trên hết. Nếu các biện pháp nầy được thi hành, tôi tin chắc chẳng bao lâu tình trạng hổn loạn giao thông sẽ được khắc phục, đất nước sẽ thật sự phát triển, đi vào giai đoạn lịch sử vàng son và chúng ta có quyền tự hào ngước nhìn thế giới văn minh. 

Những nhận xét:

1./ Vấn đề giao thông (vđgt) không chỉ đơn thuần chỉ là vđgt mà thôi. Nó là một tổng hợp của tất cả mọi vấn đề, từ quản lý dân số (qlds), phát triển đô thị (ptđt), trình độ dân trí (tddt), văn hóa giáo dục (vhgd), luật lệ hành chánh (llhc), tội phạm xã hội (tpxh), tham nhũng (tn), …

- Vì quản lý dân số quá kém, cho nên dân mới ùn ùn đổ xô vào những thành phố lớn quá nhiều như vậy.  Quá đông nên không thể nào kiểm soát nỗi.

- Phát triển đô thị đã không có kế hoạch, không suy tính trước được những vấn đề sẽ xảy đến trong tương lai, cứ nhắm mắt đưa chân, để „tùy tiện“ phát triển.

- Trình độ dân trí đại đa số còn quá thấp, chưa thích ứng được môi trường phát triển „cơ giới hóa“, không tuân theo nguyên tắc luật lệ đi đường.

- Đi, đứng, nằm, ngồi là 4 oai nghi hằng ngày. Người có trình độ văn hóa giáo dục hành xử lúc nào cũng trang nghiêm chỉnh tề, không xô bồ hổn loạn mất trật tự. Đi như tượng vương (voi chúa), nằm như sư tử, đứng như núi Tu Di, ngồi vững chải như cội Bồ Đề! 

- Vì luật lệ hành chánh không nghiêm minh rõ ràng, cho nên dể bị coi thường, vi phạm.

- Đây là nguyên nhân đẻ ra tham nhũng và các tội phạm xã hội khác. Khi người dân quá bứt xúc, khi thấy rằng pháp tắc quốc gia bị coi thường một cách công khai hằng ngày trước mắt mọi người thì những tội phạm khác cũng theo đó được mơn trớn…vv

    Cho nên, muốn giải quyết vđgt thì đồng thời cũng phải lo giải quyết những vấn đề kia (qlds, ptđt, vhgd, llhc, tpxh, tn …). Và ngược lại, khi vđgt được giải quyết rồi thì vô hình chung, các vấn đề kia cũng tuần tự được giai quyết theo. Đây là nguyên tắc: một là tất cả, tất cả là một (một vấn đề trong mọi vấn đề ). Nó liên đới với nhau.  

2./ Việt Nam tự ngàn xưa là một quốc gia nông nghiệp. Dân chúng đã quen với lối sống đơn giản, hồn nhiên không rườm rà rắc rối. Nay đột ngột đổi qua công nghiệp mà không chuẩn bị chu đáo cho nên không theo kịp. Trong nếp sống, suy nghĩ chất phát của người nông dân, mọi sự đều có tình cảm, đều có thể „co dãn“. Như một hột lúa hay hột đậu gieo xuống đất chẳng hạn, nếu gặp phải trời nắng hạn, nó có thể nằm đó chờ, đến khi nào trời đổ mưa xuống thì ngóc đầu mọc lên, không ảnh hưởng gì nhiều (có thể nó chỉ bị „yếu“ đi chút xíu nhưng không bị chết). Hoặc một cái cây mọc lên mà bị tàng lá của một cây khác che khuất, thì nó „tìm đường“ uốn qua bên khác để ngoi lên với ánh sáng mặt trời… Trong khi đó, với xã hội công nghiệp thì khác hẳn. Một con vít nằm sai chỗ là bị đánh gãy bật ra liền, không nhân nhượng. Và cả hệ thống máy móc khác đều bị ảnh hưởng theo! Trước đây đi đường sai chỉ bị la, bị chưởi hoặc cùng lắm là bị đánh. Bây giờ đi sai, thậm chí đứng sai (đứng ra ngoài lề) là lập tức, xe tới cán chết liền tại chỗ (tôi có ông anh họ, vừa dừng xe đạp, định băng qua đường để vào nhà, là bị xe Honda sau tới tông chết !). Chính quyền đã không có chính sánh đúng mức giáo dục dân ý thức về vấn đề nầy nên họ không nhìn thấy tầm quan trọng và nguy hiểm khi ra đường. Vì trình độ dân trí còn thấp, đã quen với nếp sống cũ, họ không biết phải ứng xử ra sao cho đúng, nên cứ thấy đường là chạy, không cần biết đúng sai! Chạy tàng tàng giữa đường càng tốt! Có một số ít cũng biết cách đi đường nhưng vì là thiểu số, nên đã bị số đông chi phối. Trong khi đó, đường xá được mở mang rất nhiều. Rộng rãi. Đẹp đẻ. Trơn tru. Bóng loáng. Tha hồ chạy! Thật chẳng khác nào mài con dao cho thật bén, trao cho đứa con nít! Tội nghiệp cho dân lành quá! 

3./ Nguyên nhân chính hiện nay của vấn đề rối loạn giao thông là xe Honda 2 bánh lưu hành quá nhiều. Đây là tác nhân chính gây ra tngt. Nhà nào cũng đầy xe Honda*, 3 người 3 chiếc, 5 người 5 chiếc, để chật cả nhà! Xe Honda là tốt khi ít người đi. Nhưng quá nhiều sẽ trở thành một hiện tượng bất bình thường!

Tôi xin phân tích tại sao có nạn xe Honda quá nhiều như vậy? :

- Vì chính quyền không tạo được phương tiện Giao Thông Công Cọng đầy đủ cho dân xử dụng, cho nên dân chúng phải tự tìm cách tạo ra phương tiện riêng để đi. Trước 1975, Sài Gòn đã có hệ thống xe buýt. Nhưng sau 1975 xe buýt bị hủy bỏ, đến cuối thập niên 80 mới bắt đầu trở lại, nhưng rất èo ụt. Khi xe buýt đi vào hoạt động thì dân đã sắm đầy đủ xe mới cả rồi!

- Là hậu quả của việc quản lý kém, không có kế hoạch, không nhìn thấy được vấn đề. Những nhà lãnh đạo hiện nay, trong thời chiến tranh vừa qua đã chiến đấu rất anh dũng, nhưng nay trong hòa bình xây dựng, họ chưa quen cách làm việc, quản lý.

- Là hậu quả tất nhiên của thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 chế độ, từ Cộng Sản chuyên chính qua Tự do phát triển. Còn nhớ, cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, khi bức tường Bá-Linh và hệ thống các nước Xã Hội Chủ Nghĩa sụp đổ, chính quyền VN tỏ ra rất hoang mang, hoảng sợ, mất hướng đi. Từ đó có một khoảng trống quyền lực, một giai đoạn vô chính phủ (hiện nay còn phản ánh khá rõ ràng qua cách hành xử của người dân trên đường phố!). Lúc đó ai cũng nghĩ rằng VN thế nào rồi cũng phải theo chân các nước Đông Âu mà thôi. Nhưng may quá, chính quyền vẫn giữ vững được mà không có sự xáo trộn nào…

- Mặc khác, tình trạng hỗn loạn xe Honda hiện nay là do não trạng phân liệt của các quan chức cầm quyền! (xin lỗi!). Các vị nầy đa phần vẫn còn mang một đầu óc hoang tưởng (theo cái kiểu tự cho mình là „đỉnh cao của trí tuệ“!). Họ nghĩ rằng: xe cộ nhiều như thế là tốt, mới đúng là thời đại phát triển, là „hiện đại hóa“, là „văn minh cơ giới“!!! Thật đúng là „trưởng giả học làm sang“, „nhà quê mới ra tỉnh“!  Họ có biết đâu ở các nước Tây phương hiện nay người ta rất sợ đi xe cộ. Khi nào có thể, là người ta tìm cách bỏ xe hơi để đi xe đạp. Vừa nhẹ nhàng khỏe mạnh, vừa tránh được sự ô nhiễm gây phiền hà cho người khác! Họ có hệ thống đường riêng cho xe đạp và người đi bộ. Trong khi đó ngược lại, ở VN người ta bỏ xe đạp để đi Honda! Điều tai hại là lối suy nghĩ phân liệt nầy đã thành một thói quen. Gia đình có 2 người đi dạy tại một trường rất gần nhà, đi bộ khoảng 15´, thế mà cũng sắm cho được 2 chiếc Honda! Ra đường là phải ngồi lên xe Honda mới được! trong khi xe buýt rẻ rề không chịu đi (Đà Nẵng - Hội An có 8.000$)! Vừa nắng nôi cực nhọc, vừa tốn kém nguy hiểm…. 

4./ Nhà nước đang tốn hao rất nhiều công sức và tiền bạc để tìm cách giải quyết vđgt nhưng vẫn chưa có hiệu quả. Nên nhớ rằng, tất cả mọi biện pháp chỉ là vá víu khi ta chưa làm chủ được tình hình giao thông! Muốn làm chủ tình hình, tái lập trật tự, trước tiên phải giảm bớt xe Honda lưu hành, là tác nhân gây rối loạn, nhất là ở Sài Gòn và Hà Nội. Một chiếc xe buýt 30 chỗ ngồi chỉ choán lòng đường bằng 2 chiếc Honda đi xàng xàng (chở 3 người). Nếu có 10 chiếc xe buýt (chở được 300 người), ta sẽ dẹp được 200 chiếc Honda lưu hành (300:3x2). Sẽ có một khoảng không gian rộng lớn cho người đi bộ băng qua đường, tránh được tình trạng xe cộ tranh dành, chen lấn nhau gây ra tai nạn! Thành phố sẽ thoáng ra và ta sẽ kiểm soát được dễ dàng. Trật tự lập tức được tái lập! (Có loại xe buýt 2 tầng có thể chở được độ 80 người). 

Biện pháp giải quyết:

1./ Muốn giảm bớt xe Honda, trước hết phải có phương tiện cho dân đi. Tức là chính quyền phải tạo ra phương tiện di chuyển công cọng. Phải có một mạng lưới xe buýt đầy đủ từ cơ sở, với mọi tuyến đường và mọi giờ giấc. Hiện nay, hệ thống xe buýt còn quá lỏng lẻo, chỉ chạy tượng trưng mấy con đường chính, và chỉ chạy ban ngày, tới 6 giờ chiều là hết rồi! Thế thì dân làm sao di chuyển? Trước năm 1975, từ Hội An đi Đại Lộc mỗi ngày có vài chuyến xe đò. Hiện nay chỉ còn một chuyến duy nhất vào buổi sáng sớm cho những người đi buôn mà thôi!? Ở Đà Nẵng, từ chợ Hàn muốn tìm xe buýt đi chợ Mới, hoặc các nơi khác trong thành phố đều không có! Tại sao vậy??? Tại vì nhà nước không nhìn thấy được tầm quan trọng của vấn đề. Trước 1975, khi xe đò vào tới bến, là có xe Lamb 3 bánh (Lambretta) chở được khoảng 12 người, đi khắp các ngã đường trong thành phố. Hay quá! Ngày nay xe Lamb biến đâu mất?! Thay vào đó, khi xe đò tới bến, là hằng trăm bác tài Honda thồ châu vào hỏi: đi không, đi không? Một sự phát triển ngược đời, làm sao có „văn hóa“ được? Xe buýt, ngoài việc giải quyết vấn đề tngt, còn là một phương tiện giao thông bình dân đại chúng. Với 3.000$VN người dân có thể di chuyển một lộ trình rất xa, mà nếu đi xe thồ phải mất tối thiểu 20.000$. Tiền đâu? Nếu không có xe buýt, người dân phải tự tạo phương tiện để di chuyển. Người giàu có, hoặc có thân nhân ở nước ngoài gởi tiền về, thì mua được xe. Còn người bình thường (đại đa số) không có tiền phải làm sao? Không lẽ chịu chết? Đây là nguyên nhân gây ra nạn giết người cướp của, đạo đức suy đồi. Như câu chuyện thương tâm của Trương Ngọc Hoa, 25 tuổi sau đây:  

Phóng viên Đặng Huyên kể: „…tôi không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy gương mặt thư sinh của kẻ thủ ác. Hoa cao ráo trắng trẻo, giọng Nghệ An đều đều, chầm chậm chứ hoàn toàn không có vẻ trân tráo, lỳ lợm thường thấy ở những kẻ tội phạm. Tôi hỏi, vì sao Hoa lại lên Hà Nội để gây án? Hoa cúi mặt lặng thinh một hồi rồi… khóc nức nở hệt như một đứa trẻ. Hoa kể, quê Hoa ở tận Diễn Trường, Diễn Châu, Ngệ An. Bố mẹ Hoa làm nông nghiệp cả, cuộc sống chỉ tạm đủ ăn... Học hết trung học, Hoa nằng nặc đòi bố mẹ cho lên thủ đô học nghề... Thế là cha mẹ Hoa dồn tất cả vốn liếng tích cóp được suốt bao nhiêu năm ròng cho Hoa lên Hà Nội học nghề vệ sĩ... Hoa có bạn gái là sinh viên một trường trung cấp tại Hà Nội. Hoa ngượng nghịu thú nhận: „Em cần có một chiếc xe máy, để làm phương tiện đi làm, nhưng chủ yếu, để nâng cao thể diện“. Hoa kể, đi với bạn gái, nhiều khi em thấy ngượng, vì ở Hà Nội người ta đi xe máy nhiều quá! Có những đứa choi choi, còn kém em đến mấy tuổi, ở gần khu em học, thay xe máy như thay áo… Lúc em đòi mua xe máy, cha mẹ em cứ bảo, hay là mua cho em cái xe đạp cho đỡ tiền, nhưng em cự lại rằng, ở Hà Nội thì phải đi xe máy (!)…Đêm 2-4-2006 Hoa đã trở lại cửa hàng Biti´s, nơi ngày xưa Hoa đã làm, để gây án. Hoa đã dùng hung khí giết hại người bảo vệ một cách dã man…

Phóng viên kể tiếp: Tương tự trường hợp Hoa là Nguyễn Văn Hải, kẻ vừa bị Tòa Án Nhân Dân TP Hà Nội tuyên án tử hình(!). Hải mới tròn 20 tuổi, vừa tốt nghiệp một trường trung cấp ở Hà Nội, vốn không phải là kẻ lưu manh, từ bé tới lớn chưa một lần vi phạm pháp luật… (6) 

Trên đây chỉ là 2 trường hợp cướp của giết người điển hình xảy ra tại Hà Nội. Còn biết bao nhiêu trường hợp tội phạm khác xảy ra trên khắp đất nước?!! Cho nên, khi mình tạo được phương tiện di chuyển công cọng cho người dân xử dụng, là đồng thời cũng dẹp được tệ nạn cướp của giết người, nâng cao mức sống văn hóa đạo đức. Vì không thấy được tầm quan trọng đó cho nên hiện nay có những chính sách, quy định lệch lạc không đúng, như bắt phạt tài xế xe buýt nào về bãi đậu trể giờ chẳng hạn….làm mấy bác tài đôi khi phải bỏ cả khách, cắm đầu chạy vì sợ bị phạt! Không, chúng ta không được tính toán lời lỗ một cách quá thiển cận như vậy! Tiền bạc làm sao so sánh được với mạng người và sự an ổn của quần chúng?! 

2./ Sau khi đã có được một mạng lưới xe buýt chặt chẻ hẳn hoi rồi (trên khắp miền đất nước), ta nghĩ đến việc giảm lần số lượng xe Honda lưu hành (tạm thời cứ để cho Honda lưu hành để không gây ra xáo trộn). Ta dùng chính sách „gậy ông đập lưng ông“, „tương kế tưu kế“, bằng cách bắt đóng thuế lưu hành xe Honda. Một chiếc mỗi năm bắt đóng 500.000$ thuế chẳng hạn (nhiều hay ít hơn còn tùy nhà nước). Làm như thế một mặt, công quỹ sẽ có một số tiền rất lớn để chi dùng cho ngân sách quốc gia như trả lương cho công nhân viên chức, hoặc đưa về phát triển nâng đở nông thôn để lôi kéo dân từ thành phố (quá đông) trở về lại nông thôn (quá ít); mặt khác, tạo sức ép để giảm lần xe Honda, buộc họ phải từ bỏ „vũ khí giết người“ không gươm dao đó đi, để đưa đất nước lần vào tình trạng ổn định, có trật tự.

Nếu cần sau nầy sẽ dùng biện pháp mạnh, cấm xe Honda lưu hành trong thủ đô Hà Nội và thành phố Sài Gòn, như thủ đô Yangon của Miến Điện và Bắc-Kinh của Trung Quốc đã làm rất có hiệu quả. 

Song song với 2 việc chính yếu trên (thiết lập mạng lưới xe buýt và đóng thuế lưu hành xe Honda), chính quyền còn phải làm những việc sau đây:

- Thiết lập lề đường cho người đi bộ. Người đi bộ cần phải có một lối đi hẳn hòi để có được sự an toàn thoải mái, tránh tai nạn và nâng cao đời sống văn hóa. Bất cứ ở đâu, hẻm hóc nào, cũng phải có đường riêng cho người đi bộ, không ai được quyền đậu xe, hoặc ngăn trở lề đường nầy. Giao công việc nầy cho Phường Khóm chịu trách nhiệm. Huy động và khuyến khích dân 2 bên đường nên làm lề đường trước mặt nhà cho bằng phẳng, ngăn nắp không lồi lõm cao thấp (theo quy định của nhà nước).

- Vạch lằn riêng cho người đi xe đạp và xe gắn máy. Hiện nay đã có, nhưng chưa đều và không được áp dụng, vì xe cộ quá đông. Một khi đã làm chủ được tình hình, sẽ bắt người dân phải tuân theo những lằn mức nầy.

- Ở ngoại thành, huy động dân đắp đường riêng cho xe đạp và người đi bộ dọc theo hai bên quốc lộ. (Huy động Thanh Niên Xung Phong, Học Sinh, Sinh Viên… vào việc nầy). Có ngồi trên xe đò mới thấy được sự nguy hiểm trên đường. Xe chạy rất nhanh mà xe đạp và Honda cứ tàng tàng phía trước mặt. Chỉ một rủi ro tích tắt là chết liền! Nếu nhà nước làm được việc nầy là cứu được biết bao nhiêu người thoát chết, sẽ là một điểm son rất lớn, lấy lại được sự tin tưởng, ủng hộ của quần chúng ngay, vì hiện nay các nước Châu Á hình như chưa có nước nào là được điều nầy (nhưng các nước Tây Phương, nước nào cũng có đường riêng cho người đi bộ, đường riêng cho người đi xe đạp và đường riêng cho người đi xe hơi, gắn máy). Nếu mình làm được, mình sẽ là nước đầu tiên ở Châu Á biết lo phúc lợi cho dân.

- Mở những lớp chỉ dẫn huấn luyện luật lệ đi đường, nếp sống mới cho người dân trong từng khu phố.

- Xử dụng TV, phim ảnh, truyền thanh vào công việc tuyên truyền, giáo dục nầy.

3./ Nhưng trên hết, rất quan trọng là phải có một chính quyền cho thật mạnh. Nếu cần thì độc tài! Như ông Lý Quang Diệu ở Singapor chẳng hạn. Vì trình độ dân trí còn quá thấp và rất „ù li“, nếu không „trị“ thì họ coi thường không sợ, rất khó làm việc. Mình làm phúc lợi cho dân cho nước thì dân sẽ ủng hộ thôi, không ngại gì cả! Chính phủ lâu nay tỏ ra quá mềm yếu với những phần tử bất hảo. Đã đến lúc phải tỏ ra cứng rắn, không nhân nhượng. Phải thẳng tay đối với những kẻ gây rối vi phạm luật lệ. Người dân nên giúp đở chính quyền, tiếp tay để chính quyền dể làm việc, hầu giử gìn an ninh trật tự chung, rảnh tay đối phó với bọn lưu manh ưa chống đối phá hoại. 

    Đó giản dị chỉ có thế. Dễ làm, không rườm rà rắc rối, không tốn kém gì nhiều. Cứ lần hồi giải quyết vấn đề  căn bản trước, xong rồi lần ra đến ngọn... Vấn đề quá cấp bách, không được chần chờ. Chờ đợi một ngày là cả trăm người chết và bị thương. Nếu biện pháp nầy được lưu ý áp dụng nhanh và triệt để, tôi tin chắc rằng chỉ trong vòng không đầy 5 năm chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề rối loạn giao thông, cứu được hàng triệu người khỏi bị thương vong, đưa đất nước đi vào quỹ đạo của các nước văn minh, tân tiến. 

Mong lắm thay! 

Một vài lời với những người xử dụng xe Honda:

    Thưa quý đồng bào, quý vị nên nhớ rằng hiện nay tai nạn giao thông đã xảy ra quá nhiều, thường xuyên như cơm bửa. Mỗi ngày cả trăm người chết và bị thương! Quý vị hãy nhìn quanh, có gia đình nào không có người bị chết hoặc bị thương vì tai nạn giao thông? Tôi khuyên quý vị hãy rất cẩn thận khi ra đường. Không được lơ đảng. Lơ đảng một tích tắt là chết ngay! Phải luôn luôn tâm niệm mỗi khi ra đường rằng: mình đang đi vào chỗ hiểm nạn, hùm beo cọp sói đang chờ chực ăn tươi nuốt sống mình. Có như thế, quý vị mới không dể ngươi. Khi đi, quý vị phải đi sát vào lề đường, không được đi xàng xàng bên ngoài. Chỉ khi nào bên trong bị kẹt đi không được mới đi ra ngoài nhưng phải rất cẩn thận, nhìn trước nhìn sau rồi mới ra. Nên nhớ rằng tai nạn thường xảy ra khi mình lách ra ngoài chớ không phải lách vào trong! Khi gặp xe hơi ngược chiều hoặc phía sau sắp qua mặt, là phải lập tức giảm tốc độ, ép thật sát vào lề ngay. Ở khoảng trống, không nguy hiểm, quý vị có thể chạy nhanh mấy cũng được, nhưng khi tới chỗ đông người, không an toàn, là phải hảm tốc độ xuống, đi sát vào lề. Khi qua mặt một xe Honda khác, nên qua cho nhanh, không được đi song song, có thể bị ghi-đông xe kia móc vào và dễ bị xe sau quẹt. Qua mặt rồi là phải đi sát vào phía trong ngay. Phải cẩn thận khi tới ngã tư. Nhìn bên trái, bên mặt không có xe mới băng qua…

    Đó là những điều tôi nhắn nhủ quý vị. Cuộc sống khó khăn đã thúc ép chúng ta phải luôn hối hả. Nhưng xin quý vị hãy nghĩ đến sinh mạng của mình và nỗi đau khổ của những người xung quanh khi mình có mệnh hệ nào! Nếu chúng ta bình tỉnh, thận trọng khi ra đường thì sự an toàn sẽ tăng lên rất nhiều. Bằng không cuộc sống quý vị như sợi chỉ treo lơ lửng giửa trời, không biết sẽ đứt lúc nào. Thỉnh thoảng, quý vị cũng nên ngồi trên xe hơi để thấy tình trạng nguy hiểm của những người đi Honda ẩu chạy xàng xàng giữa đường, hòng rút kinh nghiệm. Tôi mong quý vị luôn luôn cẩn thận, đề phòng ./.

 


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

* Honda ở đây được chỉ cho xe gắn máy 2 bánh

(1): Báo điện tử www.dantri.com.vn, ngày 3-10-2005

(2): Theo thống kê của cục Cảnh Sát Giao Thông đường bộ và đường sắt (báo An Ninh Thế Giới, số 616, ra ngày 23-12-2006)

(3): Theo Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 11-12-2006

(4): Tài liệu trang nhà www://en.wikipedia.org/wiki/vietnam_war_casualties

(5): Sách „Việt Nam Sử Lược“ của Trần Trọng Kim

(6): Báo An Ninh Thế Giới số 625 ra ngày thứ tư 24-01-2007 dưới tiêu đề: „Gia tăng tội phạm ngoại tỉnh ở Hà Nội“

 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)