Bài viết tham gia diễn đàn ATGT_Vũ Đình Yến. 60 tuổi

Thứ hai, 05/02/2007 00:00 GMT+7
 

 

    Qua báo đài tôi được biết quan chức cấp cao ở một quốc gia nào đó, họ cũng đi làm bằng phương tiện ôtô bus có sao đâu. Tại sao cán bộ công nhân viên chức và học sinh, sinh viên lại không sử dụng phương tiện đi lại là otô bus để đi lại. Vừa tiết kiệm được tiền xăng, vừa an toàn

 

Người gửi: Vũ Đình Yến. 60 tuổi
Địa chỉ: 37/74 Trần Nhật Duật, Tổ 58, P Bồ Xuyên, TP Thái Bình.

Qua báo đài tôi được biết Đảng, Chính phủ và Bộ GTVT vận động nhân dân đóng góp ý kiến để giảm thiểu tai nạn giao thông. Là một người dân tồi xin được đóng góp 2 ý kiến dưới đây.

1. Chuyển dịch giờ làm việc.

Cán bộ công nhân viên chức, học sinh, sinh viên là những người thường xuyên tham gia giao thông đông nhất, ta tạm chia họ ra làm 3 nhóm:

- Công nhân và người lao động ở các nhà máy xí nghiệp giờ vào làm là 5h.

- Học sinh, sinh viên vào học lúc 7h.

- Đối với cán bộ công nhân viên chức thời gian bắt đầu làm việc là 8h.

Nếu trên cùng 1 tuyến phố cả 3 nhóm này cùng tham gia giao thông vào 1 giờ nhất định thì đường phố trở nên chật hẹp, dễ xảy ra va chạm và từ đó tai nạn giao thông xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Tai nạn xảy ra mọi người dừng lại xem dẫn đến đoạn đường xẽ bị tắc nghẽn.

Nếu ý kiến đóng góp thứ nhất chưa mang lại hiệu quả, tôi xin đóng góp ý kiến thứ 2.

2. Cán bộ công nhân viên chức, học sinh, sinh viên đi làm và đi học bằng các loại phương tiện giao thông công cộng.

Qua báo đài tôi được biết quan chức cấp cao ở một quốc gia nào đó, họ cũng đi làm bằng phương tiện ôtô bus có sao đâu. Tại sao cán bộ công nhân viên chức và học sinh, sinh viên lại không sử dụng phương tiện đi lại là otô bus để đi lại. Vừa tiết kiệm được tiền xăng, vừa an toàn. Ở các cơ quan nhà máy không nên có những nhà để xe. Theo tôi nghĩ muốn làm được việc này, lãnh đạo các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp phải là người gương mẫu đi đầu để cho nhân viên cấp dưới noi theo. Nếu ai không thự hiện thì dựa vào mức độ mà xử lý. Ví dụ như cắt khen thưởng thi đua cuối năm…Xem xét từng trường hợp cụ thể để đưa ra hướng giải quyết, những người nhà ở xa không thuận tiện cho việc đi lại bằng các phương tiện công cộng thì có thể dùng xe cá nhân để đi làm…

Tôi mong rằng với 2 ý kiến tôi đóng góp ở trên các thành phố, đô thị có lưu lượng người tham gia giao thông lớn có thể áp dụng và nhân rộng ra cả nước.
Tôi thử làm một phép cộng để mọi người thấy: Trên một tuyến phố có 100 chiếc xe máy xuôi ngược, cộng tất cả số người ngồi trên đó lại chỉ bằng đúng số người tham gia giao thông ngồi trên 2 chiếc xe bus. Đến lúc đó thay vào hình ảnh 100 chiếc xe máy tham gia giao thông lộn xộn thì chỉ còn lại 2 chiếc xe bus, đường phố sẽ rộng rãi và thông thoáng hơn. Tôi được biết hiện nay ở hầu hết các cơ quan nhà máy xí nghiệp đều có nhà ăn cho cán bộ công nhân viên ăn trưa vì thế thay vì về nhà để ăn trưa xong mọi người lại phải đến nơi làm việc ngay, thì mọi người hãy ăn trưa ở cơ quan. Vì không phải đi lại nên mọi người có được chút ít thời gian để nghỉ trưa, không phải tham gia giao thông nên sẽ không tốn tiền mua xăng, không phải tham gia giao thông nên tai nạn giao thông cũng sẽ giảm đáng kể

Gần đây số người chết do phương tiện tham gia giao thông là ôtô gây ra là rất nhiều. Tôi đề nghị các đồng chí CSGT nên thường xuyên kiểm tra gắt gao trên những tuyến quốc lộ những người điều khiền phương tiện tham gia giao thông là ôtô. Vì nhiều khi do thiếu người mà họ có thể thuê bất cứ một ai miễn là biết lái xe. Tôi được biết thời bao cấp, những lái xe mới ra trường thường là có thời gian rất dài đi làm phụ xe vừa để bổ túc tay lái, vừa để rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân. Lái xe khách phải là những người có tay nghề bậc 2/3, tuổi đời từ 25 tuổi trở lên mới được cấp bằng.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)