1, Lời nói đầu
Tôi là một người dân dành nhiều thời gian đã trải qua hơn 4 năm nghiên cứu về lĩnh vực giao thông. Trong năm qua tôi cũng đưa nhiều ý kiến của mình ra báo chí kể cả ý kiến hiến kế an toàn giao thông. Tôi cho rằng vấn nạn về giao thông vừa qua chúng ta đã đưa ra quá nhiều vấn đề cần giải quyết mà chưa tập trung vào cốt lỏi của nó. Tôi muốn thông qua bài này để có cách nhìn hệ thống đầy đủ khi giải quyết vấn đề khó khăn này của xã hội. Hầu mong đây là ý kiến có cơ sở để nhận rỏ bản chất của vấn đề tai nạn và ùn tắc giao thông ở nước ta và cách giải quyết.
Là một người dân đứng trước vấn nạn giao thông với tâm huyết của mình mà chỉ có bằng tâm huyết tôi mới vượt qua mọi khó khăn vượt qua chính mình. Đây là một nghiên cứu tôi xuất phát từ năm 2003 với thời gian tôi càng thấy rỏ hơn cái giá phải trả cho tai nạn và ùn tắc giao thông của đất nước ta. “Bài toán về mật độ trong giao thông đường Bộ” đây là đề tài tôi tự tìm đến là điểm nóng thường trực của nước ta ngày nay. Thực ra đây là một ý tưởng được bắt nguồn khi tôi phát hiện ra tính xác suất trong quy luật tự nhiên tôi liên hệ ngay đến vấn đề giao thông của nước ta. Từ đó tôi đã trăn trở tìm tòi từ thực tiển và suy luận dựa trên quy luật của tự nhiên. Tôi nhận thức ra một điều: Vấn đề an toàn giao thông đường Bộ chúng ta đã chưa xác định đúng bản chất của nó. Khi chưa xác định đúng bản chất của vấn đề thì cho dù triển khai nhiều biện pháp về lập lại trật tự an toàn giao thông, người tham gia giao thông có thực hiện đầy đủ thì tai nạn và ùn tắc giao thông vẩn luôn hiện hữu, thực tế đã chứng minh như vậy. Phát triển phương tiện giao thông mà không tính đến mức giới hạn mật độ phương tiện tham gia lưu thông là cả một hệ luỵ khôn lường. Số lượng đăng ký phương tiện giao thông ở nước ta liên tục gia tăng theo tin mới nhất đến thời điểm này trên cả nước đã có trên 1.100.000 chiếc xe ôtô, 21.400.000 chiếc xe gắn máy so với cuối năm 2006 là 18.600.000 chiếc tăng gần 3 triệu chiếc xe máy trong năm nay! Từ số lượng phương tiện giao thông này đã quá đủ để nói lên nhiều điều.
Tai nạn và ùn tắc giao thông là nổi nhức nhối trong nhiều năm qua ở nước ta nguyên nhân trước hết phải nói đến đó chính là phương tiện giao thông gia tăng đột biến đặc biệt là xe gắn máy. Chúng ta đã có nhiều giải pháp nhằm làm giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông tuy nhiên chưa đưa ra giải pháp nào là phải giảm phương tiện cá nhân xe gắn máy. Trên 21 triệu xe gắn máy ta thử hình dung nghĩa là có đến 21 triệu tay lái theo dạng phổ thông với số lượng lớn này ai dám nói rằng tất cả họ đều sẻ chấp hành tốt luật giao thông, có đủ kỷ năng lái xe như chuyên nghiệp, không gặp phải rủi ro gì? Xét theo quy luật xác suất của tự nhiên thì đây là điều không tưởng. Đó là chưa tính đến phải làm ra bao nhiêu đường mới đủ cho khối lượng phương tiện cá nhân manh mún này lưu thông mà không dẩn đến ùn tắc. 21 triệu xe gắn máy nếu sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt, xe điện hay xe điện ngầm là chỉ vào khoảng 500 ngàn chiếc. Điều cốt lỏi là sử dụng phương tiện công cộng nghĩa là phương tiện đi lại được chuyên môn hoá. Có lực lượng tài xế chuyên nghiệp họ được đào tạo chính quy nắm vững luật giao thông, có điều kiện nâng cao tay nghề, cơ quan chức năng dể điều hành và quản lý.
Phát triển giao thông mà không tính đến mức giới hạn phương tiện, mật độ tham gia lưu thông là cả một hệ luỵ khôn lường. Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật không phải do người dân đã thiếu ý thức trong tham gia giao thông để dẩn đến hậu quả tai nạn và ùn tắc những năm qua. Mà chính là do ở tầm quản lý định hướng vĩ mô là khâu hoạch định chính sách trong giao thông vận tải cho một đất nước. Tự do đi lại không có nghĩa tự do theo kiểu manh mún mổi người một phương tiện một tay lái để rồi Bộ mặt đô thị ngay cả thủ đô Hà nội đường phố trở thành cả rừng xe gắn máy rối rắm khó lường. Một đất nước trên 85 triệu dân dùng xe gắn máy cá nhân làm phương tiện đi lại chủ yếu thì không một phép mầu nào có thể quản lý nổi. Dẩn đến hiểm hoạ cho an toàn giao thông, gây ra nhiều tốn kém cho cá nhân và xã hội. Điều đáng tiếc là chúng ta còn lúng túng để kéo dài không xác định rỏ bản chất của tai nạn và ùn tắc giao thông. Dẩn đến chưa quan tâm giải quyết thích đáng về vấn đề mật độ tham gia giao thông mà chỉ tập trung giải quyết xung quanh về ý thức con người. Khi chưa xác định đúng bản chất của vấn đề, người tham gia giao thông có thực hiện đầy đủ mọi qui định thì tai nạn và ùn tắc giao thông vẩn luôn hiện hữu, thực tế đã chứng minh như vậy.
Giải quyết về giao thông vận tải muốn hay không cũng phải thể hiện qua mật độ giao thông, bằng với tính toán khoa học từ con số cụ thể của toán học (tần suất, số lượng phương tiện, diện tích mặt đường, xác suất ngẩu nhiên...) còn phải dựa trên qui luật của tự nhiên. Không thể lấy ý thức tin thần của con người tham gia giao thông để thay thế cho sự gia tăng mật độ được. Từ mật độ là cơ sở sẻ dẩn đến xác suất đây là quy luật tự nhiên. Mổi năm đất nước ta có trên 12 ngàn người chết ngần ấy người nửa bị thương do tai nạn giao thông cùng 2 thành phố lớn thường xuyên ùn tắc giao thông thì đây chính là xác suất tai nạn là hệ quả tất yếu của trên 21 triệu chiếc xe gắn máy và 1 triệu ôtô của cả nước. Vâng với số lượng xe gắn máy cá nhân khổng lồ này ở trên một đất nước vốn có mật độ dân số cao thì đây mới chính là nguyên nhân cốt lỏi, là cái giá phải trả tai nạn và ùn tắc giao thông ở đất nước ta.
Gia tăng số lượng phương tiện giao thông mà chủ yếu từ xe gắn máy là nguyên nhân dẩn đến vấn nạn giao thông của nước ta. Cần phải giảm số lượng xe gắn máy đó là việc trước mắt của cơ quan chức năng cũng như người tham gia giao thông. Nếu còn đề kéo dài tình trạng mật độ tham gia giao thông cao như hiện nay thì nghĩa là còn kéo dài thảm hoạ thương vong từ tai nạn giao thông. Kéo thêm nhiều thiệt hại do ùn tắc giao thông, còn tốn kém nhiên liệu và ô nhiểm môi trường. Cần sớm có những quyết sách phù hợp quyết liệt từ cơ quan chức năng bằng giảm mật độ phương tiện từ xe gắn máy để thực sự lập lại được trật tự an toàn trong giao thông đường Bộ hiện nay.
2, Thực trạng
Chưa bao giờ các thông điệp về an toàn giao thông đường Bộ thường xuyên và đầy đủ như hiện nay. Các bản tin an toàn giao thông ta nghe mà nóng bỏng như bản tin của một cuộc chiến dai dẳng được cập nhật hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Cả nước mổi ngày có trên 30 sinh mạng mổi năm hơn 12 ngàn người bị chết hơn ngần ấy nửa người bị thương con số này lại nhằm đúng vào lớp trẻ vào lực lượng lao động chính trụ cột trong gia đình. Đi kèm theo đó là thiệt hại về phương tiện tài sản tiền của chửa trị cho người thương tật, các bệnh viện trung tâm thường bị quá tải bởi những ca chấn thương nặng do tai nạn giao thông. Nhìn dòng phương tiện giao thông ken kín dịch chuyển trong các thành phố lớn vào giờ cao điểm làm ta phải nản lòng trước những ùn tắc giao thông. Nạn ô nhiểm môi trường do khói bụi của các phương tiên giao thông từ đó cũng gia tăng. Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết sách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông tăng cường các biện pháp xử phạt nghiêm các lổi vi phạm. Đồng thời tuyên truyền trên mọi phương tiện thông tin bằng nhiều hình thức về luật lệ giao thông đây là những giải pháp tích cực. Mặc dù vậy tai nạn và ùn tắc giao thông vẩn cứ tiếp diển gia tăng.
3, Bản chất của tai nạn và ùn tắc giao thông
Vậy bản chất gốc rể của tai nạn và ùn tắc giao thông (TN&UTGT) là do đâu? Chúng ta vẩn cho rằng con người là đối tượng để gây ra TN&UTGT do lổi của họ. Tuy nhiên vấn đề chưa hẳn là như vậy nếu ta nhìn sự vật một cách khách quan không tách con người ra khỏi thế giới tự nhiên. Mọi sự vận động phát triển và đào thải đều nằm trong qui luật tự nhiên, vấn đề TN&UTGT cũng nằm trong qui luật đó. Điều dẩn đến TN&UTGT thực chất là sự đâm va và chen chúc mang tính ngẩu nhiên ngoài mong muốn (tất nhiên rồi). Nó tuỳ thuộc vào số lượng ít nhiều đây chính là mật độ tham gia giao thông mà trong đó không chỉ riêng con người còn cả con vật đồ vật mọi thứ có trên đường. Từ đó để nói lên rằng chính mật độ của mọi cá thể trên đường giao thông mới là đối tượng của bản chất gây ra TN&UTGT. Nói về mật độ giao thông trên đây chỉ là một trong muôn vàn sự vật khác có liên quan đến mật độ mà chính từ đây đều dẩn đến xác suất an toàn và tai nạn.
Liên hệ lại từ thập niên 1990 về trước tai nạn và ùn tắc giao thông ở nước ta không xẩy ra nghiêm trọng thường xuyên như ngày nay. Bởi lúc đó con người và phương tiện (CN&PT) tham gia giao thông (TGGT) còn ít, mật độ thấp. Những năm gần đây kinh tế phát triển con người mua sắm phương tiện giao thông tăng đột biến, mật độ TGGT tăng lên cao dẩn đến tai nạn và ùn tắc giao thông xẩy ra nghiêm trọng. Trong các dịp lể hội ngày tết thì tai nạn và ùn tắc giao thông tăng vọt hơn ngày thường do nhu cầu đi lại nhiều mật độ giao thông càng tăng cao. Mối tương quan có tính tỷ lệ thuận trên cho ta hình dung rỏ hơn về bản chất gây ra TN&UTGT nó xuất phát chính là từ mật độ TGGT. Điều mấu chốt của thực trạng giao thông hiện nay là chúng ta đã lạm phát phương tiện giao thông (PTGT) mà đặc biệt là phương tiện cá nhân xe máy hơn 21 triệu chiếc xe máy lưu hành trong cả nước chính đây là nguyên nhân làm gia tăng mật độ trên đường tập trung nhiều ở vùng đô thị. Mặt khác phương tiện xe máy đặc biệt lợi và hại bởi tính cơ động lạng lách và khả năng tăng tốc độ là cơ hội cho người điều kiển dể dàng lạm dụng. Người đi phương tiện cá nhân xe máy phổ thông này dù có trang bị đầy đủ kỷ năng lái và hiểu luật giao thông tuy nhiên họ không thể là người lái xe máy chính chắn chuyên nghiệp như một tài xế ô tô được. Mặt khác ý thức của người đi xe máy mang tính phổ thông này là điều đáng quan ngại bởi đây là đối tượng luônẩn chứa nguy cơ gây tai nạn phát sinh do từ áp lực cuộc sống, tâm sinh lý của họ khi đang điều khiển phương tiện.
Các vụ xẩy ra tai nạn giao thông lâu nay vẩn theo cách hiểu một chiều là do lổi của người điều khiển phương tiện giao thông. Chưa ai nhìn nhận hay nghiên cứu đầy đủ một cách khách quan hiện tượng này. Tôi nhận thấy rằng việc tai nạn giao thông xẩy ra nó thường ở thuộc tính ngẩu nhiên, một cách nói dân giã là gặp phải rủi ro. Thực chất đây là tính xác suất trong tự nhiên nó nằm ngoài ý muốn của con người. Bởi thế TN&UT trong giao thông là một hiện tượng nó phản ánh lên từ mật độ của CN&PT tham gia giao thông. An toàn và tai nạn trong giao thông là một phạm trù bất biến ta cần phải tính đến từ bài toán xác suất này. Những năm qua tiếc rằng ta giải quyết vấn đề mới ở phần ngọn chưa đi vào phần gốc chỉ thiên về xử lý hiện tượng như các biện pháp xử phạt, tuyên truyền luật giao thông...đây là việc làm tích cực tuy nhiên không thể thay thế được cho bản chất của vấn đề là mật độ TGGT.
4, Bài toán về xác suất
An toàn và tai nạn trong TGGT đây là một thuộc tính ngẩu nhiên của sự vật; Là xác suất: an toàn (AT), tai nạn (TN) trong thực tế của giao thông. Cụ thể hơn xác suất tai nạn trong tham gia giao thông con người không ai muốn nhưng không thể thoát khỏi hiện tượng ngẩu nhiên này. Khi TGGT ai cũng sẻ tự hiểu là không thể tránh được mọi rủi ro có thể đối mặt bất ngờ ở mọi lúc mọi nơi (Đơn giản như đi Bộ còn bị ngã nửa là đi xe gắn máy khi tốc độ gấp hơn 10 lần!). Trong thời buổi mà mật độ TGGT cao như hiện nay thì nguy cơ rủi ro TN&UTGT càng lớn. Xác suất về tai nạn giao thông (TNGT) là luôn hiện hữu từ đó ta phải hiểu để tìm cách vận dụng nhằm giảm thiểu tối đa cái xác suất TN&UTGT khắc nghiệt này. Trong tự nhiên vấn đề xác suất luôn tồn tại trên nhiều lĩnh vực nhưng xét về xác suất trong an toàn giao thông thì đây là việc đáng quan tâm hơn cả vì nó liên quan đến sinh mạng con người.
Bàn về xác suất đây là lĩnh vực liên quan tới toán học nó phản ánh chắc chắn một hiện tượng ngẩu nhiên mà đối tượng cụ thể đang bàn là con người và phương tiện tham gia giao thông (CN&PT,TGGT). Nếu cho CN&PT,TGGT là 100% thì sẻ chắc chắn có 100% an toàn cùng với tai nạn (AT&TN) cụ thể:
- CN&PT,TGGT 100% = n%AT + m%TN
Giá trị riêng của n hoặc m luôn là ngẩu nhiên, bất định và theo qui luật bù trừ (ví dụ 100 phương tiện TGGT nếu có 2 gặp tai nạn thì nhất thiết 98 an toàn). Cơ sở kết quả của phương trình này chính là từ mật độ của CN&PT-TGGT trên diện tích mặt đường chứa nó. Cụ thể cho đến nay phương tiện giao thông ô tô và xe máy đã phát triển đến trên 22 triệu chiếc (trong đó hơn 21 triệu xe máy). Sự phát triển phương tiện giao thông (PTGT) này vẩn đang tiếp diển chưa có điểm dừng trong lúc mạng lưới đường giao thông thì không phát triển kịp. Ở đây cần hiểu thêm mặt đường giao thông tốt không làm giảm được tai nạn mà còn ngược lại cơ hội cho phương tiện TGGT gia tăng tốc độ dể gây ra tai nạn. Nếu ta cho M là Mật độ, P là phương tiện TGGT, S là diện tích mặt đường chứa nó. Ta có công thức M = P/S từ công thức này ta sẻ nhận ra:
- Mật độ nhỏ giảm tai nạn
- Mật độ khá cao tai nạn tăng
- Mật độ quá cao dẩn tới ùn tắc
Từ mật độ TGGT dẩn đến xác suất AN - TN&UT giao thông hai khái niệm luôn đi cùng nhau, mật độ càng cao thì xác suất TN&UT càng lớn. Toán xác xuất con người đã ứng dụng từ lâu trong nhiều lĩnh vực cuộc sống tiếc rằng trong an toàn giao thông thì chúng ta chưa quan tâm đề cập mà chỉ chú trọng đến ý thức chấp hành của con người TGGT. Liên hệ trong thế giới tự nhiên qua hàng triệu năm đấu tranh chọn lọc để sinh tồn nhiều loài động vật thực vật đã áp dụng đến bài toán xác suất này. Bằng cách cùng lúc đẻ thật nhiều trứng hoặc nhiều hạt nhằm đối phó với các hiểm họa trong môi trường tự nhiên để có tỉ lệ con và cây sống sót duy trì phát triển giống nòi bền vững. Đơn cử những loài như: San hô, loài Mực… đẻ đồng loạt; Loài sán, các loài cá, hạt của nhiều loài cây… đẻ số lượng nhiều. Chiến lược sinh sản đồng loạt và số lượng nhiều là phương án tối ưu nhằm tăng cường mật độ để có tỷ lệ phù hợp xác suấtsống sót nhằm duy trì nòi giống phát triển bền vững. Đây chính là kỳ vọng của nhiều loài sinh vật hợp với qui luật tính xác suất của tự nhiênmà con người và cả động thực vật đều đã trải nghiệm. Từ đó ta liên hệ đến mật độ tham gia giao thông dẩn đến tai nạn và ùn tắc giao thông hiện nay nó không nằm ngoài qui luật xác suất này. Tuy nhiên tăng cường mật độ sinh đẻ của sinh vật là để tăng nhiều cơ may sinh tồn; còn tăng mật độ TGGT thì sẻ tăng khả năng thương vong ùn tắc cho con người trong giao thông!
5, Giải pháp
Từ công thức M = P/S ta biết mật độ M càng cao thì nguy cơ xác suất TN&UTGT càng lớn. Đây là bài toán chỉ xét đơn thuần về số học thì giản đơn nhưng để thực hiện được bài toán về giao thông này một cách hiện thực thì cần sự quyết đoán phải kiên quyết. Sự phát triển phương tiện giao thông cá nhân không được điều tiết này cả xã hội phải gánh chịu hậu quả của nó là TN&UTGT. Nhưng là vấn đề sinh tử của con người và làm ảnh hưởng đến nhịp sống trong xã hội gây ùn tắc giao thông gây thiệt hại lớn thì phải kiên quyết thực hiện. Để giảm mật độ buộc ta phải giảm P (phương tiện) hoặc tăng S (diện tích mặt đường) hay cùng giảm P tăng S.
Xét về thực trạng hiện nay thì giảm có định hướng P những phương tiện giao thông dể gây ra tai nạn đặc biệt như xe máy, xe công nông. Tăng thích hợp S là làm thêm đường giao thông đặc biệt là cầu vượt qua các ngã đường giao cắt. Giải pháp giảm P tăng S là mang tính thực tế hơn. Đây là việc thuộc về tầm vĩ mô các cơ quan chức năng cần tính tới trong hoạch định chính sách.
Một ví dụ cụ thể nhằm giảm mật độ tham gia giao thông: Nếu 1 chiếc xe buýt chở được 50 người số lượng người trên mà đi bằng xe máy thì chí ít phải trên 25 chiếc với số lượng xe máy này mà tính đến diện tích mặt đường bị chiếm chổ so với một xe buýt thì quả là quá lảng phí dẩn đến ùn tắc cho giao thông và gia tăng xác suất tai nạn. Mặt khác 50 người trên xe buýt chỉ cần một tài xế chuyên nghiệp anh ta chính chắn và hiểu rỏ luật giao thông thay cho hơn 25 người lái xe máy không thể gọi là chuyên nghiệp kia. Còn chưa tính đến việc gây ô nhiểm tiếng ồn, khói xả, lãng phí xăng dầu và lãng phí phương tiện từ đám xe máy hơn 25 chiếc (Có hình vẻ minh họa)
6, Lời kết
Tai nạn và ùn tắc giao thông đang là điểm nóng là nổi trăn trở thường trực trong xã hội ngày nay. Thiết nghỉ nguyên nhân chính gây ra TN&UTGT là do mật độ TGGT cao đóng góp chính ở đây là phương tiện cá nhân xe máy. Người dân có thể không hình dung và hiểu hết ý nghĩa của hơn 21 triệu xe gắn máy cá nhân để rồi cứ tiếp tục mua sắm thêm. Tuy nhiên tôi cho rằng các cơ quan chức năng nhà hoạch định chính sách giao thông vận tải cho quốc gia sẻ hiểu rỏ ý nghĩa lợi hại của khối lượng xe máy cá nhân này để đưa ra chính sách phù hợp trong điều hành vĩ mô về giao thông. Cái lợi trước mắt là từ các nhà máy sản xuất xe gắn máy sẻ có lợi nhuận cao, họ cũng đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng kinh tế, ngân sách quốc gia cùng những khoản tài trợ khác; Người dân có xe máy mua được giá rẻ lại được tự do đi đâu tuỳ thích chẳng phụ thuộc gì. Tuy nhiên điều hại đã nhản tiền không lợi nhuận nào từ sản xuất xe máy, không tiện ích nào từ người sử dụng phương tiện cá nhân xe máy có thể bù đắp nổi những tổn hại của nó gây ra cho sinh mạng con người, cho ùn tắc giao thông, cho lãng phí xăng dầu kéo theo ô nhiểm môi trường cùng thiệt hại về vật chất và tin thần của cá nhân và xã hội. Mổi năm đất nước ta lại có thêm trên 12 ngàn người bỏ mạng còn ngần ấy người nửa phải chịu thương tích tàn phế suốt đời! Điều đã biết trước thế rồi không lẻ cứ để tiếp diển mải. Thời gian gần đây đặc biệt nạn ùn tắc giao thông đã diển ra thường xuyên ở thủ đô Hà nội và thành phố HCM gây ra nhiều bức xúc và thiệt hại khó mà cân đong đo hết. Đây chính là câu trả lời cho mật độ phương tiện giao thông quá cao. Các cơ quan chức năng phải nhìn thẳng vào thực tế để có hành động thiết thực trước khi để quá muộn.
Mật độ phương tiện tham gia giao thông cao chính là nguyên nhân dẩn đến xác suất gây tai nạn và ùn tắc giao thông. Phải giảm mật độ đó bằng giảm bỏ phương tiện cá nhân xe gắn máy đi bằng phương tiện giao thông công cộng đây chính là giải pháp hữu hiệu cho trước mắt và lâu dài để giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông ở nước ta./.
Quảng bình ngày 26 tháng 12 năm 2007
Tác giả: Lê Văn Thưa