Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính của ngành hàng không(03/06/2013)

Giảm phát thải khí nhà kính là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, ngoài tuân thủ các quy định của Việt Nam, ngành hàng không phải tuân thủ các quy định của ICAO về bảo vệ môi trường.

  • Cơ chế giao dịch khí phát thải (Emission Trading System/ETS) là trụ cột trong chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu của EU và là công cụ chủ yếu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. ETS được EU triển khai từ năm 2005 nhằm thực hiện mục tiêu cắt giảm khí thải xuống 20% (so với mức 1990) vào năm 2020.
  • Theo Báo cáo thống kê của ICAO về phát thải khí CO2 của ngành hàng không trong năm 2012 là 667 triệu tấn CO2, chiếm 2% lượng khí CO2 toàn cầu. Lượng khí CO2 phát thải từ các chuyến bay quốc tế chiếm 62% tổng lượng khí CO2 của hoạt động vận tải hàng không. Dự báo hàng năm tổng lượng khí thải CO2 của ngành hàng không tăng từ 3%-4% và tổng lượng khí thải CO2 của ngành hàng không chiếm 13% tổng lượng khí thải của hoạt động vận tải.
  • Ngày 23/5, chiếc máy bay chạy bằng năng lượng Mặt trời có người lái đầu tiên Solar Impulse vừa thiết lập kỷ lục mới về khoảng cách bay với việc hoàn thành chặng đường dài 1.541 km.
  • Công ty sản xuất linh kiện dành cho máy bay lớn nhất thế giới, CFM International, cho biết biết họ đang phát triển một thế hệ động cơ máy bay mới với trong đó có nhiều vật liệu được sản xuất theo công nghệ in 3D với khả năng tiết kiệm năng lượng đạt 15% và nếu được sử dụng rông rãi thì công nghệ này sẽ giúp tiết kiệm lượng lớn nhiên liệu và giảm phát thải.
  • Đến nay, gần 4.000 m3 bùn, đất bị nhiễm bẩn từ khu vực sân bay Đà Nẵng được đưa vào sân phơi để giảm lượng nước trước khi xử lý.
  • Một phi công người Thụy Sĩ đã đáp xuống thành phố Phoenix của bang Arizona ở miền tây nam nước Mỹ trong chặng thứ nhất của chuyến bay được lập kế hoạch sẽ bay xuyên nước Mỹ trên chiếc máy bay có động chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời.
  • Ngày 24/4, tại Đà Nẵng, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh Lê Thành Ân, Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam Joakim Parker, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) Lê Huy Vịnh và Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Phùng Tấn Viết gặp gỡ báo chí trong và ngoài nước trao đổi về tình hình triển khai dự án xử lý môi trường Sân bay quốc tế Đà Nẵng.
  • Ngày 24/4, Trung Quốc đã thực hiện thành công chuyến bay thử đầu tiên sử dụng nhiên liệu sinh học tự sản xuất, chủ yếu bằng dầu cọ và dầu ăn tái chế.
  • VietJetAir đã ký hợp đồng thuê 3 máy bay Airbus A320 có gắn thiết bị Sharklet giúp tiết kiệm thêm đến 4% lượng nhiên liệu tiêu hao và giảm đến hơn 1.000 tấn CO2 thải ra hàng năm từ công ty cho thuê tàu bay AWAS. Với hợp đồng này, VietJetAir sẽ là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam khai thác dòng máy bay này.
  • Chiếc Solar Impulse HB-SIA có thiết kế sải cánh dài hơn so với máy bay Boeing 747 và nặng hơn so với một chiếc ô tô gia đình bình thường, những tấm pin năng lượng mặt trời được gắn trên 2 cánh của máy bay. Điều đặc biệt đáng chú ý ở chiếc máy bay sử dụng năng lượng mặt trời này là, nó có thể hấp thụ cũng như dự trữ thật nhiều năng lượng vào ban ngày để có thể bù đắp cho chuyến bay vào đêm khi năng lượng mặt trời không còn nữa.
Tìm theo ngày :