Bình Dương: Vài nét về Tháng văn hóa giao thông

Thứ ba, 08/09/2009 00:00 GMT+7
Mục đích của Tháng văn hóa giao thông (VHGT) nhằm tạo bước chuyển biến mới về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông (TTATGT) của mọi tầng lớp nhân dân. Làm cơ sở từng bước hình thành VHGT trong mỗi người khi tham gia giao thông. Nâng cao hơn nữa trách nhiệm và hiệu quả công tác phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể trong công tác bảo đảm TTATGT. Phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT; các yếu tố gây mất ATGT; bảo đảm giao thông thông suốt, phấn đấu giảm tai nạn giao thông (TNGT) trong tháng 9-2009 so với cùng kỳ năm trước.
Mục đích của Tháng văn hóa giao thông (VHGT) nhằm tạo bước chuyển biến mới về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông (TTATGT) của mọi tầng lớp nhân dân. Làm cơ sở từng bước hình thành VHGT trong mỗi người khi tham gia giao thông. Nâng cao hơn nữa trách nhiệm và hiệu quả công tác phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể trong công tác bảo đảm TTATGT. Phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT; các yếu tố gây mất ATGT; bảo đảm giao thông thông suốt, phấn đấu giảm tai nạn giao thông (TNGT) trong tháng 9-2009 so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó trong Tháng VHGT, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sẽ được đẩy mạnh thông qua việc tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí VHGT, biểu dương những gương tốt, việc tốt trong VHGT và phê phán những cá nhân, tập thể có hành vi thiếu văn hóa. Với những khẩu hiệu phục vụ tuyên truyền như: VHGT là tự giác chấp hành pháp luật về giao thông; đi bộ và sang đường đúng nơi quy định;... đã uống rượu, bia thì không lái xe; phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi mô tô, xe gắn máy; phải thắt dây an toàn khi lái xe và ngồi ghế phía trước ô tô. Song song đó là đẩy mạnh việc thực hiện các kế hoạch liên tịch giữa Ban ATGT tỉnh với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân tỉnh. Các đoàn thể tăng cường giáo dục hội viên, đoàn viên gương mẫu và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia giữ gìn TTATGT và xây dựng VHGT.
Các ngành như Báo Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương tăng cường tuyên truyền các quy định mới của Luật Giao thông đường bộ (GTĐB). Tuyên truyền các tiêu chí về VHGT rộng rãi. Tập trung xây dựng phóng sự các chuyên đề “Chấp hành quy tắc giao thông”, “ Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy”, “Đã lái xe là không uống rượu, bia; uống rượu, bia là không lái xe”. Qua đó làm cho mọi người nâng cao ý thức chấp hành Luật GTĐB. Sở Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT), Sở Tư pháp, Đài Phát thanh - Truyền hình phối hợp Văn phòng Thường trực Ban ATGT tỉnh tổ chức thi tìm hiểu pháp luật ATGT trong học sinh tiểu học và trung học cơ sở toàn tỉnh năm 2009. Hội Nông dân tổ chức cuộc thi “Nông dân với ATGT”.
Ngành GD-ĐT tiếp tục đẩy mạnh giáo dục TTATGT trong nhà trường ngay từ đầu năm học. Tổ chức cho học sinh, sinh viên ký cam kết và phát động cuộc vận động “Học sinh với ATGT” làm cho các em nhận thức và thực hiện nghiêm túc các tiêu chí VHGT trong sinh hoạt hàng ngày. Ban Chấp hành Đoàn thanh niên tỉnh có kế hoạch chỉ đạo các cơ sở Đoàn làm nòng cốt cho Ban ATGT các huyện, thị tổ chức mít-tinh ra quân hưởng ứng, thực hiện tháng ATGT ở cấp huyện, thị đạt hiệu quả cao.
Đối với công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm sẽ tập trung xử lý nghiêm các hành vi: vi phạm tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; vi phạm quy định về sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện; không chấp hành quy định về thắt dây an toàn, không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em theo quy định. Tổ chức giải tỏa các điểm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, các huyện, thị và xã, phường, thị trấn kiểm tra lập biên bản, yêu cầu các hộ dân sống ven các tuyến đường đã đặt bục bệ tự giải tỏa trả lại trật tự mỹ quan đô thị; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm. Thường xuyên tuần tra kiểm soát và xử lý các vi phạm trên đường sông. Chủ động phát hiện và kiên quyết đình chỉ hoạt động các bến đò ngang trái phép, không bảo đảm an toàn.
Về công tác bảo đảm giao thông, ngành giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định bảo đảm ATGT các công trình vừa khai thác vừa thi công; khẩn trương rà soát loại bỏ, điều chỉnh hoặc bổ sung các biển báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa bất hợp lý. Nhanh chóng xử lý, khắc phục các điểm đen đã được xác định. Có phương án chống ùn tắc giao thông trên các tuyến, khu vực thường xảy ra ùn tắc giao thông như: tuyến quốc lộ 13 đoạn qua huyện Thuận An; quốc lộ 13 đoạn ngã tư Sở Sao- Tân Định; cầu sắt Lái Thiêu; đường ĐT 743 (huyện Dĩ An). Bảo đảm an toàn cho nhân dân đi lại. Bên cạnh đó các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị vận tải đẩy mạnh hơn nữa việc chấn chỉnh hoạt động vận tải khách hàng bằng ô tô theo Chỉ thị số 01/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, triển khai thực hiện các quy định về quản lý vận tải hành khách theo Luật GTĐB năm 2008; tăng cường quản lý hoạt động các bến khách ngang sông, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn đò ngang; ngăn chặn tình trạng chở quá tải của các loại phương tiện đường bộ và đường thủy nội địa... Đồng thời tiếp tục thực hiện giai đoạn II Quyết định 1856/2008/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, triển khai từng bước việc lập lại hành lang ATGT các tuyến đường trên địa bàn tỉnh...
Nguồn: Báo BD
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)