Văn hóa đội mũ bảo hiểm

Thứ tư, 24/06/2009 00:00 GMT+7
Sau một thời gian dài với sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, cùng với công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc qui định đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển mô tô khi tham gia giao thông đã dần đi vào tiềm thức của mỗi người. Tuy vậy xung quanh vấn đề tự giác chấp hành qui định này còn rất nhiều điều đáng lưu tâm.
Sau một thời gian dài với sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, cùng với công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc qui định đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển mô tô khi tham gia giao thông đã dần đi vào tiềm thức của mỗi người. Tuy vậy xung quanh vấn đề tự giác chấp hành qui định này còn rất nhiều điều đáng lưu tâm.
Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, việc qui định đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi xe gắn máy có thể gọi là một cuộc cách mạng chưa từng thấy trong thực hiện an toàn giao thông ở nước ta. Thành công đó là sự chuyển biến nhanh chóng về thực hiện đội MBH từ thành thị đến các vùng nông thôn. Đại bộ phận người dân khi đi xe mô tô, xe gắn máy trên đường đều mang trên đầu chiếc MBH và điều đó đã trở thành văn hóa giao thông. Theo đánh giá của Phòng CSGT Công an tỉnh trên các tuyến quốc lộ, đặc biệt là đường 1A 100% người dân khi tham gia giao thông đều đội MBH. Nhưng tại nội thị thành phố, thị trấn, thị tứ vẫn còn nhiều trường hợp không chấp hành qui định này. Để nâng cao ý thức tự giác cho người dân, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã tăng cường xử lý các trường hợp vi phạm.
 Từ đầu năm 2009 đến nay, Phòng Cảnh sát Giao thông đã xử phạt rất nhiều trường hợp không đội MBH. Tỷ lệ xử phạt không đội MBH rất cao .Chưa kể đến rất nhiều trường hợp khác quay đầu bỏ chạy khi thấy tổ kiểm tra đang làm nhiệm vụ. Những con số trên cho thấy số vi phạm có chiều hướng gia tăng, mặc dù các chế tài xử phạt rất nghiêm khắc. Theo điểm g - khoản 3 - điều 9 Nghị định 146/CP qui định người điển khiển xe mô tô, người ngồi trên xe mô tô khi đi trên đường không đội MBH bị xử phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng. Thông tư số 23/2008 cũng qui định đối với các trường hợp không cài quai MBH khi tham gia giao thông cũng bị xử phạt với mức như trên.
Những hình ảnh đầu trần, phóng xe trên phố xem ra không còn hiếm, khiến nhiều người nghi ngại về cách quản lý cũng như hiệu quả của việc tuyên truyền ý thức tự giác đội MBH bấy lâu nay. Trong số đó không ít người đội MBH với tâm lý đối phó nhiều hơn là tự bảo vệ bản thân. Thực tế cho thấy, ở đâu có cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thì ở đó có sự chấp hành nghiêm túc. Chủ yếu số đối tượng vi phạm là thanh niên. Họ có trăm ngàn lý do để biện minh cho việc không đội ngũ bảo hiểm như: "khoảng cách đi lại quá ngắn", "chỉ đi chợ mua rau", "đi đón bạn tan trường".v.v... trong đó có cả việc quy kết cho chiếc mũ là cồng kềnh, bất tiện mà tuyệt nhiên không nghĩ tới lợi ích của sự an toàn khi đội MBH. Việc không chấp hành của những thanh niên này ảnh hưởng đến việc chấp hành pháp luật về TTATGT trên địa bàn.".
Cho dù lực lượng chức năng đã phát huy đồng bộ lực lượng, phương tiện để tuần tra, xử lý công tác đảm bảo TTATGT. Nhưng dẫu có cố gắng đến đâu nếu ý thức của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy còn hạn chế, không biết quí trọng tính mạng của bản thân và người khác thì khó có thể đạt hiệu quả như mong muốn. Do vậy để những qui định về đội MBH thành công và trở thành văn hóa giao thông, trước hết cần ý thức trách nhiệm của tất cả người dân khi lưu thông trên đường. Hãy đừng vì bất cứ lí do gì mà không đội MBH khi đi xe mô tô, xe gắn máy.
Theo Báo Lạng Sơn
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)