Ngành GTVT chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng

Ngày 10/09/2012
Là một trong những ngành tiêu thụ năng lượng lớn, nhất là nhiên liệu hóa thạch phục vụ sản xuất kinh doanh, Bộ GTVT đã sớm triển khai nhiều hoạt động, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Là một trong những ngành tiêu thụ năng lượng lớn, nhất là nhiên liệu hóa thạch phục vụ sản xuất kinh doanh, Bộ GTVT đã sớm triển khai nhiều hoạt động, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng TK&HQ, nhất là trong lĩnh vực GTVT, thời gian qua, Bộ GTVT đã triển khai nhiều hoạt động vừa phát triển ngành GTVT vừa góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ), góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nhiều biện pháp đã được triển khai ở các cơ quan đơn vị trong ngành GTVT nhằm tiết kiệm năng lượng trong hoạt động GTVT. Cùng với việc nâng cao ý thức, quy định việc tiết kiệm điện trong quản lý, sản xuất và sinh hoạt, ngành GTVT còn đẩy mạnh nghiên cứu, tổ chức nhằm hợp lý hóa sản xuất, tận dụng tối đa năng lực của máy móc, thiết bị trong GTVT; Ứng dụng vận tải đa phương thức, khoán chi phí nhiên liệu. Bên cạnh đó, nhiều kỹ thuật, công nghệ, đổi mới phương tiện nhằm tiết kiệm nhiên liệu được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh cũng như việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong GTVT cũng được đẩy mạnh.
Bộ GTVT cũng đã và đang thực hiện các giải pháp giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị; Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công tác quy hoạch phát triển GTVT; Tuyên truyền phổ biến kỹ năng lái xe tiết kiệm nhiên liệu giảm phát thải..., tích cực sử dụng năng lượng một cách hợp lý.
Không chỉ có vậy, tháng 12/2011, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 64/2011/TT-BGTVT quy định về biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động GTVT. Thông tư gồm 8 điều, trong đó quy định rõ các biện pháp SDNLTK&HQ công tác quy hoạch, xây dựng, cải tạo công trình giao thông; trong hoạt động vận tải và quản lý chỉ tiêu mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện vận tải nhằm quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Còn nhiều trở ngại
Đánh giá quá trình triển khai, thực hiện tiết kiệm năng lượng trong hoạt động GTVT, Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ GTVT - Ông Chu Mạnh Hùng cho biết “Đặc thù của ngành GTVT mang tính xã hội cao, hoạt động chủ yếu sản phẩm dầu mỏ và lượng tiêu thụ lớn, phương tiện giao thông, nhất là giao thông đường bộ thuộc sở hữu tư nhân nên việc sử dụng các biện pháp hành chính nhằm hạn chế là hết sức khó khăn”.
Việc triển khai, thực hiện tiết kiệm năng lượng trong hoạt động của Ngành cũng gặp không ít trở ngại. Thứ nhất, quá trình này ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Thứ hai, muốn thành công, đòi hỏi ý thức của người dân cao, việc này chưa thể làm trong một sớm một chiều. Thứ ba, nguồn động lực trong GTVT chủ yếu là nhập khẩu nên phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Vấn đề nữa là hệ thống tiêu chuẩn, cơ sở dữ liệu về TKNL trong GTVT còn thiếu. Khả năng về tài chính để triển khai thực hiện chương trình cũng là một trong những trở ngại không nhỏ.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia SDNLTK&HQ trong GTVT, giai đoạn 2012-2015, ngành GTVT sẽ tập trung vào 3 vấn đề lớn. Thứ nhất là tiết kiệm năng lượng trong quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Trong đó tập trung vào TKNL trong các dự án quy hoạch, phát triển GTVT; Trong công tác lập dự án và thi công công trình GTVT; Phát triển hệ thống VTKCC, vận tải khối lượng lớn.
Thứ hai là nâng cao hiệu quả sử dựng năng lượng trong tổ chức, khai thác hệ thống GTVT. Cụ thể là tổ chức, phân luồng giao thông nhằm hạn chế UTGT tại các đô thị; Phối hợp các phương thức vận tải nhằm khai thác hợp lý hệ thống vận tải đường sắt, đường thủy; Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn về suất tiêu hao nhiên liệu tối thiểu đối với một số loại phương tiện GTVT; Tuyên truyền kỹ năng lái xe sinh thái, nâng cao ý thức TKNL, trong GTVT; Đẩy mạnh công tác quản lý, tổ chức công tác bảo dưỡng sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật, phương tiện, thiết bị. Và thứ ba là ứng dụng công nghệ mới, năng lượng mới trong GTVT bằng việc áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong GTVT nhằm tiết kiệm năng lượng; Triển khai ứng dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thay thế (CNG, LPG, LNG, nhiêu liệu sinh học, năng lượng điện...) đối với phương tiện, thiết bị GTVT.
Chinhpc - Theo tietkiemnangluong.com.vn