Theo một nghiên cứu, các kế hoạch xanh nhằm đối phó với biến đổi khí hậu thông qua việc sản xuất lượng nhiên liệu sinh học nhiều hơn trên thực tế lại làm một hình thức ô nhiễm không khí ít được biết đến trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra đêm, 1.400 ca trẻ tử vong do sinh non tại châu Âu vào năm 2020.
Bài báo cáo cho biết cây xanh được trông để sản xuất nhiên liệu gỗ - được coi là một lựa chọn sạch hơn, có thể thay thế dầu và than, thải vào không khí một chất hóa học mà khi trộn lẫn với các chất ô nhiễm khác có thể làm giảm năng suất của cây trồng.
Trong tạp chí Biến đổi Khí hậu Thiên nhiên, báo cáo đã đánh giá tác động của kế hoạch của Liên minh Châu Âu nhằm làm chậm đi quá trình biến đổi khí hậu bằng cách tăng sản xuất nhiên liệu sinh học.
Trao đổi với phóng viên của Reuters, Nick Hewitt, cùng các cộng sự tham gia nghiên cứu đến từ Đại học Lancaster (Anh) cho biết: rất có thể một tác động tương tự sẽ xảy tại bất cứ nơi nào nhiên liệu sinh học được sản xuất với khối lượng lớn ở những vùng không khí bị ô nhiễm, không khí lâu dài, bao gồm cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các loài cây như dương, liễu hay bạch đàn đều được sử dụng với vai trò là nguồn gốc của loại gỗ nhiên liệu tái tạo phát triển mạnh mẽ, khi phát triển sẽ thải một lượng lớn isoprene tổng hợp. Khí thải Isoprene hình thành nên khí ozôn độc hại khi trộn lẫn với các độc tố khác tồn tại trong không khí trong ánh sáng ban ngày.
Báo cáo ước tính rằng ôzôn từ năng lượng cháy từ gỗ nhằm đạt mục tiêu của Liên minh châu Âu năm 2020 sẽ gây ra gần 1.400 ca trẻ sơ sinh tử vong do sinh non mỗi năm, gây thiệt hại 7,1 tỉ USD.
Theo NASATI, bubblews.com