Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Alicante, Tây Ban Nha đã được cấp sáng chế cho một thiết bị mới, cho phép trồng vi tảo hiệu quả hơn và sử dụng làm nguyên liệu thô cho nhiên liệu sinh học hoặc các chất có giá trị khác trong ngành công nghiệp nông phẩm hoặc dược phẩm.
Thiết bị bao gồm một lò phản ứng quang sinh học, dễ dàng mở rộng ở qui mô sản xuất lớn hơn, thu hút sự quan tâm của các công ty ở Tây Ban Nha và công ty nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
Antonio Marcilla Gomis, trưởng nhóm nghiên cứu đã giải thích, điểm mới của lò phản ứng quang sinh học so với các loại lò này hiện nay, đó là cho phép sản xuất hàng loạt, đòi hỏi ít các hoạt động làm sạch và bảo dưỡng, sử dụng CO2 hiệu quả hơn và cung cấp ánh sáng cho hoạt động canh tác.
Trong thập kỷ qua, lo ngại về tình trạng cạn kiệt dầu mỏ và nóng lên toàn cầu gia tăng đã thúc đẩy nghiên cứu mở rộng về sản xuất nhiên liệu từ sinh khối. Nhiên liệu sinh học có thể cải thiện môi trường nhờ giảm các khí nhà kính, nhưng điều này sẽ không có được khi sử dụng dầu mỏ.
Tảo có thể mang đến nhiều lợi thế, do chúng phát triển nhanh, không cần đến đất nông nghiệp và thậm chí là nước sạch hoặc nước ngọt để sinh trưởng, nhưng quan trọng hơn là chúng tạo ra dầu để chuyển đổi thành loại nhiên liệu sinh diesel sinh học.
Thiết kế của công nghệ mới nhằm khắc phục bất cứ khó khăn hoặc hạn chế tồn tại trong nhiều năm qua do sử dụng các hệ thống canh tác tương tự. Tuy nhiên, Marcilla Gomis nêu rõ, chi phí sản xuất vi tảo làm năng lượng vẫn cao hơn so với quy trình sử dụng dầu mỏ.
Ngoài làm sinh khối để sản xuất nhiên liệu sinh học, vi tảo còn được sử dụng để tạo ra những chất khác có giá trị công nghiệp lớn lao trong các lĩnh vực khác như thực phẩm, dược phẩm hoặc mỹ phẩm. Đó là thuốc kháng sinh, axit béo không bão hòa, enzym, protein, vitamin, triglyceride hoặc chất chống oxy hóa.
Hiện trên thị trường chưa có lò phản ứng quang sinh học nào cùng loại. Vì thế, thiết bị được xem là “công nghệ tiềm năng lớn để tiếp thị quốc tế”.
TKNL