Công ước quốc tế về quản lý nước dằn và cặn nước dằn (BWM 2004)

Ngày 03/06/2013
Có rất nhiều loài vi khuẩn và sinh vật có thể tồn tại trong nước dằn và cặn nước dằn (ballast water) được chở trên tàu. Việc xả nước dằn trong vùng nước của cảng có thể gây ra sự hình thành thủy sinh và các mầm bệnh có hại có thể đe dọa tới đời sống con người, thực vật và sinh vật và môi trường biển.
Thông thường các tàu sử dụng nước để dằn tàu, dễ dàng lấy vào và thải ra khỏi tàu nên có hiệu quả và kinh tế hơn các vật dằn tàu dạng cứng. Khi tàu không chở hàng người ta bơm nước dằn vào tàu. Khi tàu xuống hàng thì người ta xả nước dằn ra khỏi tàu. Có rất nhiều loài vi khuẩn và sinh vật có thể tồn tại trong nước dằn và cặn nước dằn (ballast water) được chở trên tàu. Việc xả nước dằn trong vùng nước của cảng có thể gây ra sự hình thành thủy sinh và các mầm bệnh có hại có thể đe dọa tới đời sống con người, thực vật và sinh vật và môi trường biển.
Để giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển do việc vận chuyển các mầm bệnh và thủy sinh vật có hại thông qua nước dằn, Công ước quốc tế về kiểm soát và quản lý nước dằn và cặn nước dằn (Công ước BWM 2004), đã được IMO thông qua tại Hội nghị quốc tế tổ chức tại Luân Đôn (Vương quốc Anh) từ ngày 09 đến 13/02/2004. Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ khi được 30 quốc gia có đội tàu với tổng dung tích không nhỏ hơn 35% tổng dung tích đội tàu buôn thế giới phê chuẩn tham gia Công ước.
Kết quả dự báo cho thấy nhiều khả năng các điều kiện để có hiệu lực của Công ước BWM 2004 sẽ được đáp ứng thời gian tới khi tổng dung tích đội tàu đủ 35%. Như vậy, Công ước BWM 2004 có thể có hiệu lực trong năm 2014-2016.
Theo các quy định của Công ước, tất cả các tàu hành hải quốc tế được yêu cầu phải quản lý nước dằn tàu và trầm tích của họ đến một tiêu chuẩn nhất định, theo một kế hoạch quản lý nước dằn tàu cụ thể. Tất cả các tàu cũng sẽ phải có nhật ký nước dằn và một giấy chứng nhận quản lý nước dằn tàu quốc tế. Các tiêu chuẩn quản lý nước dằn tàu sẽ được xây dựng cụ thể. Một biện pháp khác, tàu nên trao đổi nước dằn giữa đại dương. Tuy nhiên, cuối cùng hầu hết các tàu sẽ cần phải lắp đặt một hệ thống xử lý nước dằn trên tàu. Một số hướng dẫn đã được phát triển để tạo điều kiện cho việc thực hiện Công ước.
Bên cạnh Kế hoạch quản lý nước dằn, tàu phải có một nhật ký quản lý nước dằn để ghi lại khi nước dằn tàu được thực hiện trên tàu, lưu thông, sử dụng cho các mục đích quản lý nước dằn và thải ra biển. Hoặc khi nước dằn được thải đến cơ sở tiếp nhận.
Tại Việt Nam, một số bộ phận không nhỏ tàu Việt Nam đã tự xây dựng và triển khai thực hiện “Kế hoạch quản lý nước dằn”, lập, duy trì, theo dõi và giám sát ghi chép “Sổ nhật ký nước dằn”…Tuy nhiên, do hiện nay Công ước chưa có hiệu lực, hơn nữa nhà nước cũng chưa có chính sách, văn bản pháp quy hưỡng dẫn thực hiện, do vậy công tác triển khai các nội dung này đều do các tàu tự thực hiện.
MT