Hiệu quả vận tải thấp - yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường

Ngày 17/06/2013
Lĩnh vực logistics và vận tải hàng hóa tại các nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) chiếm một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, mở rộng đáng kể thương mại trong hai thập kỷ qua, phần lớn là do sự gia tăng nhanh chóng xuất khẩu trong GMS.
Lĩnh vực logistics và vận tải hàng hóa tại các nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) chiếm một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, mở rộng đáng kể thương mại trong hai thập kỷ qua, phần lớn là do sự gia tăng nhanh chóng xuất khẩu trong GMS. Kết quả là, cải thiện hiệu quả lĩnh vực logistic của một quốc gia là quan trọng để liên kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và logistics. Trong bối cảnh này, hiệu quả của hoạt động vận tải hàng hóa (bao gồm hiệu quả nhiên liệu) trở nên càng quan trọng. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của lĩnh vực này bao gồm
Tổ chức rời rạc và giá nhiên liệu cao
Vận tải hàng hóa ở Thái Lan, Lào và Việt Nam chủ yếu là vận tải đường bộ với trọng tải vận chuyển đường bộ chiếm 84%, 79% và 71% trọng tải vận chuyển năm 2009. Công nghiệp giao thông vận tải đường bộ rời rạc ở cả ba quốc gia với các nhà điều hành vận tải chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), hoạt động với đoàn xe ít hơn 10 ô tô tải. Giá nhiên liệu liên tục tăng, khối lượng thương mại giảm, sự gia tăng cạnh tranh và hệ thống không hiệu quả dẫn đến tăng giá thành vận tải làm cho những nhà điều hành vận tải trong SME khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận. Giá nhiên liệu chiếm 40 - 60% tổng chi phí hoạt động của các công ty vận tải đường bộ và kết quả làm giá thành vận tải cao tại các quốc gia này. Tỷ trọng lớn các nhà điều hành vận tải trong các quốc gia (lớn hơn tại Lào và Việt Nam) tiếp tục làm sử dụng nhiên liệu không hiệu quả, thiếu các kỹ năng và kỹ thuật quản lý logistic, sự thiếu quan tâm đến an toàn và thiếu nguồn vốn. Về thể chế, Thái Lan có một nền công nghiệp mạnh và sự liên kết vận tải tốt (như Liên đoàn công nghiệp Thái Lan, các tổ chức hợp tác vận tải vùng), sau đó đến Việt Nam. Tuy nhiên, chúng mới chỉ rất sơ khai tại Lào.
Tuổi của phương tiện và sử dụng đoàn phương tiện không hiệu quả
Thêm vào đó, ngành vận tải chịu gánh nặng bởi đoàn phương tiện vận tải đa số có tuổi đời trung bình trên 10 năm, điều này phổ biến hơn ở Lào và Việt Nam nơi mà tuổi đời trung bình của đoàn xe khoảng 15-20 năm. Tuổi của các xe tải tại các quốc gia này lần lượt có tác động đáng kể đến hiệu quả sử dụng nhiên liệu của ngành vận tải hàng hóa nói chung. Tại Lào và Việt Nam, sự vắng mặt của những nhà sản xuất lắp ráp xe tải cỡ lớn và giá xe tải mới cao dẫn đến việc gia tăng việc nhập khẩu xe tải cũ (sản xuất từ 5 năm trở lại) từ Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc. Các công ty khảo sát theo nghiên cứu khảo sát khả thi EWEC báo cáo 25% - 50% hành trình xe chạy không có hàng mà minh họa bởi sự không phù hợp của đoàn xe và khả năng chuyên chở. Kết quả của việc chở quá tải trọng cho phép dẫn đến gia tăng tiêu hao nhiên liệu, mất an toàn giao thông và ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở hạ tầng đường bộ. Tiêu thụ nhiên liệu tăng thêm do mô hình lái xe kém như tốc độ xe chạy, tốc độ không tải, bỏ qua việc thực hành lái xe an toàn. Do vậy, cần phát triển khung thể chế trong lĩnh vực vận tải đường bộ bằng cách xây dựng tiếp cận tài chính, công nghệ, khả năng lái xe và điều hành trong sự hỗ trợ của các chính sách môi trường.
Gia tăng phát thải khí nhà kính
Giao thông phát thải 12% các loại GHG toàn cầu năm 2007 và 9% các GHG trong GMS năm 2005 (Công cụ chỉ thị phân tích khí hậu phiên bản 8.0, Wasihington, DC, Viện tài nguyên thế giới, 2010). Nghiên cứu EWEC chỉ ra rằng phát thải từ giao thông vận tải khoảng 1,5 triệu tấn CO2 năm 2010 - vận tải hàng hóa được xem là chiếm 60% phát thải, mặc dù hoạt động vận tải hàng hóa ít hơn 30% toàn bộ hoạt động giao thông. Thêm vào đó, phát thải từ vận tải trên hành lang dự báo tăng gấp đôi tới 3 triệu tấn CO2 vào năm 2025, một phần do sự gia tăng thương mại và phát triển trong khu vực hành lang. Phát thải GHG sẽ kèm theo phát thải gây ô nhiễm không khí khác bao gồm cả các bụi hạt, NOx và cácbon đen ảnh hưởng đến sức khỏe. Nghiên cứu cũng minh chứng răng tăng dần hiệu quả sử dụng nhiên liệu của đội xe từ 15% đến 20% có khả năng làm giảm 23% lượng khí thải tích lũy hành lang vào năm 2020 so với đường cơ sở 2005 hoặc khoảng 280.000 tấn khí thải CO2 trung bình năm. Để đảm bảo hướng tới một nền kinh tể sử dụng nhiên liệu hóa thạch xanh hơn trong lĩnh vực giao thông vận tải đối với các nước GMS, cả hai điều đều quan trọng: giảm chi phí nhiên liệu, và cũng để giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm không khí.
Các sáng kiến vận tải hàng hóa xanh và sử dụng nhiên liệu hiệu quả hiện nay
Có một số các dự án vận tải xanh thành công đã được phát triển tại một số nơi ở châu Á, châu Âu và Mỹ, để học hỏi từ những sáng kiến này và xây dựng các cách tiếp cận hợp lý tại khu vực rất quan trọng. Ở Thái Lan, Lào và Việt Nam có những chính sách hỗ trợ và nhận thức đầy đủ để phát triển các can thiệp cho ngành giao thông vận tải hàng hóa để cải thiện hiệu quả nhiên liệu, giảm chi phí điều hành và phát triên hệ thông quản lý vận tải bền vững. Tại Thái Lan, Chương trình sáng kiến giao thông của Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan hỗ trợ sử dụng nhiên liệu hiệu quả trong các công ty vận tải hàng hóa được Bộ Môi trường tài trợ. Phòng Giao thông mặt đất (land transport) cũng đã thiết lập Tiêu chuẩn chất lượng (Q-Mark) cho các nhà khai thác vận tải hàng hóa và thành lập một trung tâm cung cấp kiến thức cho các nhà điều hành vận tải thông qua Trung tâm xe tải Thái. Tại Lào và Việt Nam, một dự án đang diễn ra được sự hỗ trợ cùa Chính phủ Nhật Bản đã thử nghiệm việc sử dụng các máy đo tốc độ như một cách để làm tăng cường an toàn và tiết kiệm nhiên liệu cho xe tải. Nó là điều cần thiết để xây dựng các chương trình hiện có và xây dựng khung thể chế do dó các đà được duy trì và nỗ lực dài hạn có thể được phát triển. Các chương trình hiện tại của Chinh phủ với các yếu tố bổ sung hoặc hiệu lực được hỗ trợ để tránh trùng lặp và các dự án độc lập có thể không được hỗ trợ bởi Chính phủ và các bên liên quan. Các dự án thí điểm nên là một phần của các sáng kiến hỗ trợ chỉnh sách của Chính phủ và các phần của dự án hiện có để các biện pháp can thiệp được lồng ghép vào các chương trình quốc gia do đó đảm bảo tính liên tục và tính bền vững của chúng.
DT