Pin mô-đun cho phương tiện giao thông di chuyển trên đoạn đường ngắn

Ngày 12/09/2013
Các phương tiện giao thông di chuyển trên đoạn đường ngắn đòi hỏi sự tăng tốc hoặc dừng lại đột ngột một cách thường xuyên, thêm vào đó là tần suất sử dụng rất lớn nên việc áp dụng pin điện như vậy sẽ rất có lợi, đặc biệt là về mặt chi phí pin hiện tại. Tại trung tâm mô-tô quốc tế IAA tại Frankfurt, Đức, Học viện Công Nghệ Karlsruhe (KIT) sẽ giới thiệu mẫu xe buýt điện tử này như một minh họa tiêu biểu cho khái niệm pin điện mới.
Ngày nay, độ linh động điện tử cũng có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Bộ truyền động điện dựa vào pin có thể được áp dụng một cách hiệu quả trong các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt. Các phương tiện giao thông di chuyển trên đoạn đường ngắn đòi hỏi sự tăng tốc hoặc dừng lại đột ngột một cách thường xuyên, thêm vào đó là tần suất sử dụng rất lớn nên việc áp dụng pin điện như vậy sẽ rất có lợi, đặc biệt là về mặt chi phí pin hiện tại. Tại trung tâm mô-tô quốc tế IAA tại Frankfurt, Đức, Học viện Công Nghệ Karlsruhe (KIT) sẽ giới thiệu mẫu xe buýt điện tử này như một minh họa tiêu biểu cho khái niệm pin điện mới.
Mô hình pin (màu cam) có thể tích hợp dễ dàng trong những chỗ trống của phương tiện
Mô-đun chính của sản phẩm là bộ động cơ mô-tô điện trên trục lái cùng mạng lưới điện cao áp, hệ thống quản lý pin và một hệ thống mô-đun pin mới với các tế bào pin lithium-ion được sản xuất tại Đức. Tại trung tâm IAA, mẫu trưng bày được phát triển thêm để đưa vào kiểm tra truyền động, sau đó sẽ đưa ra các lựa chọn cho thiết kế của bộ phận truyền động trên xe buýt.
Bằng cách sử dụng mẫu thử này, tính tiềm năng của các kết quả nghiên cứu của KIT có thể được công nhận, tính tương tác của các thành phần cũng có thể được tiến hành phân tích thực nghiệm dưới các điều kiện mô phỏng hoạt động tương tự. “Bằng cách này, mẫu thử đóng góp rất nhiều vào việc phát triển độ linh động điện tử ở mức cao hơn” Andreas Gutsh, điều phối viên của dự án Competence E tại KIT giải thích.
Hệ thống pin bao gồm các mô-đun phẳng được xếp chồng lên nhau để đạt được các đặc tính điện tử cần thiết. Các loại phương tiện khác nhau có những khoảng không gian trống khác nhau và các khoảng không gian ấy có thể được sử dụng để lắp đặt các hệ thống pin trữ điện. Hệ thống quản lý pin và bộ điều khiển truyền động được phát triển dành riêng cho mẫu KIT, cho phép hoạt động lái xe tính đến giới hạn hiệu suất hiện tại của hệ thống cũng như của các thành phần cấu tạo.
“Tính hiệu quả năng lượng của một chiếc xe buýt chạy bằng điện có thể được nâng cao hơn nữa nhờ các lựa chọn thích hợp từ các thành phần sẵn có” Martin Giebler, người điều hành  phát triển dự án cho biết. “Dĩ nhiên là hoạt động và chiến lược tái sinh năng lượng vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng”. Bằng cách thu hồi, năng lượng phanh một lần nữa được chuyển đổi hoàn toàn thành điện năng. Ổ đĩa bao gồm mô-men xoắn truyền động cho xe. Mô-men này sẽ được kết nối trực tiếp với bánh răng của trục sau, làm tăng tính hiệu quả của hộp số truyền động”.
Dự án phát triển xe buýt điện được tài trợ bởi Bộ Kinh tế và công nghệ liên bang.
 
Theo VNEEP, Phys.org