Ứng dụng thử nghiệm ôtô điện trong cảng hàng không, sân bay

Ngày 15/01/2014

Xe ôtô điện 6 chỗ ngồi.Trong lĩnh vực hàng không tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, vấn đề sử dụng năng lượng tái tạo nhằm đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng đồng thời tiết kiệm năng lượng trong khu vực khai thác đang rất được quan tâm.

Trong lĩnh vực Hàng không, tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, vấn đề sử dụng năng lượng tái tạo nhằm đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng đồng thời tiết kiệm năng lượng trong khu vực khai thác đang rất được quan tâm.

Thiết bị sử dụng năng lượng tái bảo vệ môi trường tại các cảng hàng không

Trong lĩnh vực hàng không vấn đề ứng dụng phương tiện, thiết bị nhằm giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, khí thải, đồng thời tiết kiệm năng lượng trong khu vực khai thác đang là vấn đề đang được quan tâm. Trên thế giới, phương tiện, thiết bị sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ năng lượng gió, mặt trời, sóng biển... được ứng dụng khá nhiều cho hoạt động khai thác tại các sân bay. Năm 2003, Luật Hàng không mới có hiệu lực đối với sân bay Schiphol, Amsterdam, trong đó có đề cập đến ô nhiễm không khí và tiếng ồn theo các tiêu chuẩn EC. Các nước khác như Na Uy, Thụy Sỹ, Vương quốc Anh đều có những biện pháp tương tự nhằm đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường tại các cảng hàng không của mình.

Xe ôtô điện 6 chỗ ngồi.

Xe ôtô điện 6 chỗ ngồi.

Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng năng lượng tái tạo nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại cảng hàng không bước đầu được quan tâm. Vừa qua, tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Tổng công ty Cảng Hàng không miền Trung và Công ty Methis Environmental (Vương quốc Bỉ) đã triển khai gói thầu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời công suất 2,5MW để cung cấp cho nhà ga mới cũng như tăng cường khả năng kiểm soát việc sử dụng điện với tổng giá trị lên đến 9,8 triệu đôla Mỹ.

Đối với các Cảng Hàng không quốc tế tại Việt Nam, với tần suất bay như hiện nay và việc mở rộng nhà ga mới, tiếp nhận nhiều loại máy bay, trong đó có các máy bay có sức chở lớn sẽ làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn. Vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu, ứng dụng thử nghiệm phương tiện vận chuyển hàng hóa, hành khách sử dụng nguồn năng lượng điện thay thế xăng, dầu truyền thống nhằm giảm thiểu ô nhiễm.

Do đó, việc Học viện Hàng không Việt Nam thực hiện Dự án “Thiết kế, chế tạo thử nghiệm xe ô tô điện ứng dụng trong cảng hàng không sân bay” theo khuyến cáo của IATA, tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật phương tiện hoạt động trên khu bay của Cục Hàng không Việt Nam và các quy định của Bộ GTVT về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông xe cơ giới đường bộ,... là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Dự án giảm chi phí, ô nhiễm, phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch

Dự án “Thiết kế, chế tạo thử nghiệm xe ô tô điện ứng dụng trong cảng hàng không sân bay của Học viện Hàng không VN có mục tiêu: Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giảm chi phí nhiên liệu cho phương tiện giao thông vận tải; Giảm được lượng khí thải và tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động tại các cảng hàng không, sân bay; Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng mặt trời phục vụ vận chuyển trong cự ly ngắn tại các cảng hàng không, sân bay.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát một số xe loại ôtô điện trong và ngoài nước để từ đó đề xuất lựa chọn được 2 mẫu xe phù hợp sử dụng tại cảng hàng không của Việt Nam. Dự án đã thiết kế, chế tạo thành công 1 xe ôtô điện 6 chỗ ngồi sử dụng trong nhà ga và 1 xe ôtô điện tải trọng 950 kg có kết hợp sử dụng nguồn năng lượng mặt trời sử dụng ngoài sân đỗ máy bay nhằm đánh giá hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật khi sử dụng. Qua theo dõi, đánh giá sản phẩm kể từ khi vận hành đến nay, phương tiện vẫn hoạt động ổn định, đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình khai thác, sử dụng.

Dự án chế tạo thành công xe ôtô điện sử dụng tại cảng hàng không, sân bay đã bước đầu phát huy được hiệu quả kinh tế, hiệu quả đầu tư; môi trường và xã hội; mở ra tiềm năng mới trong việc nội địa hóa phương tiện. Bên cạnh đó, kết quả của dự án có thể được xem xét mở rộng áp dụng cho các xe phục vụ tại sân đỗ như xe thang; xe băng chuyền hành lý, hàng hóa cũng như các xe khác phục vụ tại cảng hàng không như xe quét dọn, xe dẫn máy bay,... tại tất cả các cảng hàng không, sân bay trên cả nước./.

Nguồn: Báo Giao thông