Nâng cấp tuyến sông Thái Bình - Gùa thành tuyến vận tải thủy 3 ca: Góp phần đảm bảo ATGT

Ngày 15/09/2008
Tuyến sông Thái Bình - Gùa từ ngã 3 Nấu Khê đến ngã 3 cửa Dưa có chiều dài 49,5km là hệ thống sông chính lưu thông vận tải thủy ở các tỉnh phía Bắc với các tỉnh Hải Dương , Hưng Yên, Hải Phòng. Tuy vậy, do phần lớn số phương tiện thông qua trên tuyến lợi dụng thủy triều cũng là yếu tố để các phương tiện vận tải chạy về đêm đã tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn giao thông.
Tuyến sông Thái Bình - Gùa từ ngã 3 Nấu Khê đến ngã 3 cửa Dưa có chiều dài 49,5km là hệ thống sông chính lưu thông vận tải thủy ở các tỉnh phía Bắc với các tỉnh Hải Dương , Hưng Yên, Hải Phòng. Tuy vậy, do phần lớn số phương tiện thông qua trên tuyến lợi dụng thủy triều cũng là yếu tố để các phương tiện vận tải chạy về đêm đã tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn giao thông.

Tuyến sông Thái Bình là tuyến vận tải chính từ các tỉnh phía Bắc với các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng. Qua số liệu cho thấy, lưu lượng vận tải trên tuyến hàng năm tăng từ 10% đến 15% /năm (từ 90 đến 150 lượt phương tiện/ngày), với chủng loại phương tiện từ 30 tấn đến 250 tấn với nhiều thành phần kinh tế tham gia giao thông; ngoài ra, trên tuyến hình thành 2 cảng lớn là cảng Tiên Kiều (km22) với năng lực bốc xếp 1 triệu tấn/năm và cảng Cống Câu (km35) năng lực bốc xếp 1 đến 2 triệu tấn/năm; số bến thủy nội địa dọc theo chiều dài tuyến là 25 bến, riêng tại km32 có 2 cây cầu vượt sông khoảng cách giữa 2 cầu là 300m. Hơn thế nữa, luồng lạch tại khu vực này rất phức tạp vì thường xuyên có khoảng 300 phương tiện của HTX cá, cát Kim Lai đậu đỗ và 5 xưởng sửa chữa đóng mới phương tiện; ngoài ra tại km34 hàng ngày thường xuyên có 200 đến 300 phương tiện đậu đỗ chờ vào âu Ngọc Uyên.

Trong những năm gần đây với nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vận tải thủy trên tuyến sông Thái Bình hầu hết là phương tiện vận tải chuyển các loại vật liệu phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới của các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng mặc dù trên tuyến bố trí hệ thống báo hiệu chạy tàu 2 ca, nhưng do nhu cầu cấp thiết của sự phát triển, các phương tiện vận tải thường xuyên chạy 3 ca, đi theo kinh nghiệm về đêm rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông ĐTNĐ.

Hơn thế nữa, tình hình luồng lạch, thủy văn trên tuyến sông Thái Bình - Gùa từ ngã 3 Nấu Khê đến ngã 3 Cửa Dưa) với chiều rộng luồng trên sông từ 30 40 m có rất nhiều bãi cạn. Hơn thế nữa, tuyến sông Thái Bình - Gùa chịu ảnh hưởng của thủy triều mực nước giao thông từ (0.5 1)m, phần lớn số phương tiện thông qua trên tuyến chạy lợi dụng thủy triều cũng là yếu tố để các phương tiện vận tải chạy về đêm nên nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao.

Thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông trong mọi tình huống trong phạm vi được giao quản lý, Đoạn quản lý đường sông số 7 đã triển khai hệ thống báo hiệu theo phương án Cục Đường thủy nội địa VN duyệt. Tuy nhiên, theo phương án đặt ra thì phương tiện lưu thông trên tuyến chỉ có thể cho phép tàu thuyền chạy 2 ca.

Trước tình hình đó, năm 2007 Ban ATGT đã có văn bản đề nghị Cục Đường thủy nội địa VN chỉ đạo các đơn vị quản lý đường sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương có kế hoạch kiểm tra, bổ sung kịp thời các trang thiết bị báo hiệu, nhất là các báo hiệu ban đêm trên tuyến sông Thái Bình và sông Gùa để đảm bảo ATGT cho tàu thuyền trong khi tham gia giao thông. Đồng thời, Đoạn QLĐS số 7 đã có tờ trình và báo cáo kỹ thuật triển khai báo hiệu điện trên tuyến sông Thái Bình – Gùa từ ngã 3 Nấu Khê đến ngã 3 cửa Dưa.

Sau khi xem xét, thẩm định, ngày 27/7/2008, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã có Quyết định phê duyệt dự toán kinh phí lắp đặt bổ sung báo hiệu điện trên tuyến sông Thái Bình – Gùa. Qua đó, trong thời gian tới đây, sau khi thực hiện việc triển khai, lắp đặt báo hiệu điện trên tuyến đi vào hoạt động, ngoài việc thúc đẩy phát triển kinh tế sẽ góp phần đảm bảo trật tự ATGT đường thủy.

Đ.T