Một cách giải bài toán về tai nạn và ùn tắc giao thông

Ngày 22/08/2007
Trước hết cần nhận định rằng tai nạn và ùn tắc giao thông là điểm nóng của nhiều năm qua còn tồn đọng mà đất nước ta chưa giải quyết được. Mặc dù đã được đưa ra áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông mà tai nạn và ùn tắc giao thông vẩn cứ diển tiến gia tăng

Tôi tên là:   Lê Văn Thưa   56 tuổi  Bộ đội nghỉ hưu.
Quê quán: Thôn Tiền, xã Võ ninh, huyện Quảng ninh, tỉnh Quảng Bình.
Điện thoại:  052 873248.
Email:    vanthua127@gmail.com

   

    Kính chào website Diển đàn an toàn giao thông, tôi lại đến với diển đàn lại đến với những gì mà tôi đã trăn trở ngẩm suy về an toàn giao thông, qua các bài viết của tôi được đăng trên website này đã nói lên điều đó. Cho dù những bài viết này của tôi còn ít người quan tâm tới nhưng với tôi vẩn luôn trung thành với nó. Tôi cho rằng đến nay đất nước ta vẩn không kiềm chế được tai nạn và ùn tắc giao thông nghĩa là ý tưởng của tôi đưa ra không phải là không thực tế.

    Điều đáng nói là mải từ năm 2004 tôi tự đưa ra và xây dựng đề tài này mặc dù tôi chỉ là một người đơn phương tự nguyện. Tôi cho rằng đến lúc nào đó dư luận xã hội sẻ quan tâm tới tai nạn và ùn tắc giao thông là xuất phát từ mật độ của nhiều phương tiện tham gia giao thông gây nên. Tiếc rằng lúc này phương tiện giao thông công cộng còn khá xa rời trong nhìn nhận của chúng ta nó đồng nghĩa với tai nạn và ùn tắc giao thông khó lòng mà cải thiện. Một lần nửa tôi xin gửi tiếp bài viết này mong rằng đây là sự đóng góp tâm huyết cho vấn đề an toàn giao thông đang là đề tài sốt nóng ở nước ta.

   Tôi xin trân trọng kính chào quí vị.

 

Một cách giải bài toán về tai nạn và ùn tắc giao thông

    Qua hội nghị sơ kết về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao  thông của chính phủ 6 tháng đầu năm 2007 tai nạn và ùn tắc giao thông vẩn tiếp tục gia tăng. Có thể nói vấn đề giao thông là một bài toán khó phải mất quá nhiều thời gian đi tìm lời giải.  Là một người dân tôi có một cách nhìn khác về vấn đề an toàn giao thông và hướng giải quyết. Vừa qua tôi cũng đã đóng góp 3 bài viết về lĩnh vực này đăng trên website Diển đàn an toàn giao thông của bộ Giao thông vận tải.

    Trước hết cần nhận định rằng tai nạn và ùn tắc giao thông là điểm nóng của nhiều năm qua còn tồn đọng mà đất nước ta chưa giải quyết được. Mặc dù đã được đưa ra áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông mà tai nạn và ùn tắc giao thông vẩn cứ diển tiến gia tăng. Khái niệm thương vong về người hư hao tài sản tưởng chỉ có trong chiến tranh vậy mà trong thời bình yên xây dựng phát triển xã hội ngày nay lại phải nói nhiều đến bao nhiêu cái chết thảm khốc xuất phát từ tai nạn và ùn tắc giao thông đường bộ, điều gì đã dẩn đến nổi nhức nhối này?

    Tai nạn và ùn tắc giao thông ngày nay luôn được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông Nguyên nhân chính yếu của nó đều được coi là do thiếu ý thức của người tham gia giao thông. Mà người  thiếu ý thức thì chúng ta nghỉ có thể giáo dục được họ. Để rồi từ cơ sở đó hướng mọi nổ lực nhằm lập lại trật tự giao thông theo hướng vẩn đã làm nhiều năm nay là kiểm tra xử phạt thật nặng, tuyên truyền giáo dục luật giao thông thật sâu rộng thậm chí đưa chương trình học luật giao thông thành môn học trong chương trình phổ thông. Đây là một thực tế đã được áp dụng nhiều năm qua tuy nhiên thực tiển đã không đem lại kết quả như mong muốn.

    Là một vấn đề xã hội chúng ta đã quá kỳ vọng đến ý thức của con người mà không tính đến cái giới hạn của nó. Trong giao thông không ai chấp nhận người vô tình hay hữu ý để dẩn đến tai nạn gây thiệt hại đến sinh mạng và tiền của. Tuy nhiên cái giới hạn là ở sự tồn tại dù là số ít người vô tình hay thiếu ý thức trong giao thông là một thuộc tính vốn có tất yếu trong phát triển xã hội (nó có cả ở mọi lĩnh vực khác). Tính đa dạng tốt xấu, lợi hại luôn đan xen tồn tại không riêng gì ở loài người mà kể cả mọi sự vật khác trong thế giới tự nhiên. Bởi thế trong một vấn đề cụ thể về an toàn giao thông ta không thể cầu toàn tất cả người tham gia giao thông đều chấp hành tốt theo mong muốn được. Hôm nay ngày mai hầu hết thời gian chúng ta đều thực hiện tốt luật giao thông vậy mà đến một lúc nào đó chính ta lại phạm phải lổi mà không thể ngờ tới trong tham gia giao thông, đây là một thực tế. Dân gian ta đã có câu: “Một lần ngã lần sau bớt dại ai nên khôn mà chẵng dại đôi lần”. Trong tham gia giao thông ngày nay cũng không thể là ngoại lệ bởi thế việc phạm phải luật giao thông là điều tồi tệ nhưng khó mà tránh khỏi cái bản chất vốn tự nhiên của nó. Tuy nhiên sự việc có tính đặc thù này là ở tốc độ của mọi phương tiện ôtô xe máy của thời hiện đại chỉ có “một lần ngã” là coi như hết, không còn cơ hội để “lần sau bớt dại”!

    Điều hệ trọng ở đây chính là cần xem xét đâu là căn nguyên dẩn đến để xẩy ra nhiều tai nạn và ùn tắc giao thông không kiềm chế được ở nước ta? Khi dư luận xã hội đang hết sức băn khoăn đến an toàn giao thông cho rằng ý thức người tham gia giao thông là yếu kém thì: Như lửa lại đỗ thêm dầu phương tiện cá nhân xe gắn máy lại được mọi tầng lớp người dân thi nhau mua sắm tùy thích. Không một lời cảnh báo nào về sự nguy hại cần hạn chế sử dụng loại phương tiện rất dể bị lạm dụng dẩn đến tai nạn này (Như kiểu cảnh báo: Hút thuốc lá là có hại đến sức khỏe). Ngày nay môtô xe máy nó đã trở thành mốt thành trào lưu đi lại bằng phương tiện cá nhân này. Cả nước hiện có khoảng gần 21 triệu ôtô, xe gắn máy nghĩa là chiếm 1/4 dân số cả nước; trong đó có đến 20 triệu là phương tiện xe gắn máy. Đây mới chính cốt lỏi là nguyên nhân và kết quả của mọi tai nạn và ùn tắc giao thông trên đất nước ta. 20 triệu xe gắn máy phương tiện cá nhân phổ thông này có thể an toàn trong tham gia giao thông? đây là điều khó tưởng. Thực ra mổi ngày có trên 30 người chết ngần ấy người nửa bị thương là hệ quả tất yếu là tỷ lệ xác suất tai nạn của gần 21 triệu phương tiện giao thông cả nước trong đó đặc biệt phải kể đến từ 20 triệu phương tiện cá nhân môtô xe máy. Ngược lại khi một đất nước 80 triệu người mà có đến 1/4 dân số có phương tiện ôtô xe máy nếu hàng ngày không có số người thương vong như trên thì mới là chuyện lạ, vì lẻ nó trái với quy luật xác suất của tự nhiên. Thử liên hệ đơn cử như ngành giáo dục của nước ta một tổ chức được quản lý chặt chẻ từ nhà trường, gia đình, đoàn thể và toàn xã hội luôn chủ trương phấn đấu dạy giỏi học giỏi vậy mà hàng bao năm qua vẩn luôn tồn tại trên dưới 5% học sinh yếu kém thậm chí còn hơn thế nửa (chưa bao giờ ngành giáo dục có thể xóa bỏ được tỷ lệ học sinh yếu kém này) đây chính là một thực tế khách quan nó được phản ánh một cách tự nhiên trong qui luật phát triển xã hội.

     Vậy thì trong giao thông phát triển số lượng lớn không giới hạn phương tiện cá nhân đã dẩn đến hậu quả gây tai nạn và ùn tắc giao thông theo một tỷ lệ là điều tất yếu. Trong lúc xu hướng phát triển nền kinh tế của thế giới ngày nay là: Hội nhập, nhất thể hoá, liên kết, cộng đồng... Ngành giao thông vận tải đường bộ là một phần đóng góp chủ chốt trong phát triển kinh tế của đất nước ta lại đi theo hướng chia lẻ, manh mún, cá nhân hoá phương tiện. Chúng ta đã tự huyển hoặc mình tự chuốc lấy khó khăn trước số lượng quá lớn phương tiện cá nhân. Cả nước hiện tại đã có 20 triệu môtô xe gắn máy chưa đủ còn định hướng phát triển đến 35 triệu chiếc cho tương lai đến năm 2020,  không hiểu điều gì nửa sẻ xẩy ra?!...

    “Khéo ăn thì no khéo co thì ấm” một đất nước có mật độ dân số cao như ở nước ta cần hướng đến một phương thức vận tải cho phù hợp là điều cấp thiết. Sự lựa chọn phương tiện giao thông là cách duy nhất để giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông hiện nay của nước ta. Vậy sự lựa chọn là phương tiện giao thông nào: Cá nhân hay công cộng? Không còn nghi ngờ gì nửa phương tiện giao thông công cộng là phương thức vận tải phù hợp cho một đất nước có mật độ dân số cao như ở nước ta đặc biệt là ở khu vực thành phố đồng thời mạng lưới giao thông đường bộ của nước ta còn thiếu và lạc hậu. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng nghiểm nhiên tự nó sẻ triệt tiêu toàn bộ cơ hội người vi phạm luật giao thông chủ yếu từ phương tiện xe máy (75% tai nạn từ xe máy). Mà trên hết là giảm bỏ môtô xe gắn máy là tác nhân chính làm gia tăng mật độ mới dẩn đến tai nạn và ùn tắc giao thông ngoài ra nó còn gây tốn kém nhiên liệu, ô nhiểm môi trường, lãng phí tiền của cho dân chúng và xã hội.

     Mổi ngày cả nước có trên 30 người thiệt mạng kèm theo nhiều thiệt hại khác trên đường giao thông phải nói đây là một thảm họa là con số nhức nhối luôn trăn trở chúng ta. Cần có hành động chuyển biến thiết thực để làm giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông. Giải pháp sử dụng phương tiện giao thông công cộng là cách duy nhất mang tính khả thi và thiết thực trong tình trạng giao thông hiện nay ở nước ta.