Vài góp ý để giảm thiểu TNGT

Ngày 30/07/2007
TNGT xảy ra không phải do chạy nhanh, nhưng do chạy ẩu, chủ yếu do lấn đưòng vượt ẩu. Để ý theo thống kê, lâu nay TNGT phần lớn xảy ra giữa hai ( hay nhiều xe) tông trực diện vào nhau, do lấn đường và vượt ẩu. Chúng tôi đi xe máy trên đường nhiều lần suýt bị các xe khách tốc hành hoặc xe tải hất văng xuống ruộng do họ lấn đường vượt ẩu. Do vậy để giải quyết vấn đề này cần đưa vào nghị định 152 (sửa đổi) điều khoản tăng nặng hình phạt cho lổi vi phạm này.
 
 
From: Ngôn Trực
To: bandoc@tuoitre.com.vn
Sent: Saturday, July 28, 2007 11:48 AM
 

 
 
1)  TNGT xảy ra không phải do chạy nhanh, nhưng do chạy ẩu, chủ yếu do lấn đưòng vượt ẩu. Để ý theo thống kê, lâu nay TNGT phần lớn xảy ra giữa hai ( hay nhiều xe) tông trực diện vào nhau, do lấn đường và vượt ẩu. Chúng tôi đi xe máy trên đường nhiều lần suýt bị các xe khách tốc hành hoặc xe tải hất văng xuống ruộng do họ lấn đường vượt ẩu. Do vậy để giải quyết vấn đề này cần đưa vào nghị định 152 (sửa đổi) điều khoản tăng nặng hình phạt cho lổi vi phạm này.
2) Sử dụng cọc phân cách ở giữa đường như loại hiện đang dùng trong hầm đèo Hải Vân và một số nơi trên QL1 ở Quảng Ngải và Bình Định. Ở những đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, những đoạn đường được mệnh danh là "cung đường đen" nên dùng loại cọc này. Kinh nghiệm cho thấy kể từ khi lắp loại cọc này, TNGT giảm hẳn, hầu như không có trên đèo Hải Vân!
3) Kể từ khi đường tốt hơn thì TNGT xảy ra càng nghiêm trọng hơn. Loại gờ giảm tốc hiện nay đang sử dụng trên các tuyến đường VN tỏ ra không có tác dụng trong việc giảm tốc. Nhiều xe khi đi qua những vạch giảm tốc này vẫn chạy bình thường xem như không có. Ở những đoạn đường hay xảy ra tai nạn, những đoạn cần phaỉ giảm tốc độ, đoạn vào thành phố, khu dân cư, nên làm đường dạng sống trâu, hoặc làm gờ dạng mu rùa để lái xe bắt buộc phaỉ giảm tốc.
4) Nên đưa môn giáo dục đạo đức và lương tâm tài xế vào giáo trình giảng dạy đào tạo lái xe Việt nam.
5)Trong nghị định 152 (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, đề nghị bãi bỏ điều khoản phạt khi chạy quá tốc độ cho phép 5-10 km. Nên bày tỏ sự rộng lượng của luật pháp hơn là bắt bẻ từng km một. Như trên đã nói, tai nạn xảy ra không phải do chạy nhanh, mà do chạy ẩu. Chỉ nên xử phạt khi chạy quá tốc độ trên 10km.
6) Về mục bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, theo chúng tôi chính phủ chỉ nên khuyến khích người dân đội mũ, tuyên truyền giaỉ thích lơị ích của việc đội mũ khi đi trên đường, chứ đừng nên phạt vạ và giam xe họ. Như đã biết, đội mũ bảo hiểm không làm giảm số vụ TNGT, chỉ giúp làm giảm số người chết và bị thương vì chấn thương sọ não. Đừng vì chạy theo thành tích và chỉ tiêu của Thủ tướng đặt ra mà áp đặt người dân!
7) nên áp dụng một loại giới hạn tốc độ cho mọi loại xe trên đường, ngoại trừ xe vận tải hạng nặng. Điều này giúp giảm bớt việc xe vượt nhau trên đường. Trong đô thị và khu dân cư, nghiêm cấm xe vượt nhau, phạt nặng xe chạy quá tốc độ cho phép, kể cả khi chỉ quá vài ba km.
 
Trên đây chỉ là một vài ý kiến thô thiển, mong được góp phần giảm thiểu TNGT, đem lai yên vui cho mọi nhà.