Giải pháp nào nhằm đảm bảo an toàn cho giao thông việt Nam ?

Ngày 26/02/2007
Theo thống kê của cục Cảnh sát giao thông (CSGT) trong vòng 5 năm từ 2001- 2005 số vụ tai nạn giao thông(TNGT) trên toàn quốc là khoảng 100 nghìn vụ làm chết khoảng 55.000 nghìn người. Cứ tính trung bình một ngày, tai nạn giao thông trên toàn quốc đã cướp đi sinh mạng của khoảng 30 người và làm gần 60 người bị thương, thiệt hại về kinh tế là không thể kể xiết!

 Giải pháp nào nhằm đảm bảo an toàn cho giao thông việt Nam ?

 

    Theo thống kê của cục Cảnh sát giao thông (CSGT) trong vòng 5 năm từ 2001- 2005 số vụ tai nạn giao thông(TNGT) trên toàn quốc là khoảng 100 nghìn vụ làm chết khoảng 55.000 nghìn người. Cứ tính trung bình một ngày, tai nạn giao thông trên toàn quốc đã cướp đi sinh mạng của khoảng 30 người và làm gần 60 người bị thương, thiệt hại về kinh tế là không thể kể xiết!

     Nguyên nhân của hầu hết các tai nạn nói trên hầu hết đều xuất phát từ : ý thức của người tham gia giao thông , phương tiện tham gia giao thông , kết cấu hạ tầng kỹ thuật, môi trường sống, thói quen của những người tham gia giao thông…v.v.

     Để khắc phục tình trạng mất an toàn giao thông, hàng năm chính phủ đã chi một lượng tiền không nhỏ với hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng được dùng để nâng cấp cơ sở hạ tầng, làm mới các công trình công cộng, tuyên truyền và phổ biến các kiến thức về luật an toàn giao thông đến người dân. Bên cạnh đó, hàng năm đều có sự bổ xung một lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) hùng hậu nhằm đảm bảo khống chế được tai nạn giao thông. Song, TNGT vẫn đang là một bài toán chưa có lời giảI? nó làm “đau đầu” các nhà quản lý, là nỗi lo thường trực của người dân mỗi người khi tham gia giao thông và là nỗi “ Kinh hoàng” với du khách quốc tế khi vi hành tại việt Nam.

Vậy đâu là giải pháp , là chìa khoá nhằm kìm hãm và làm giảm thiểu những tổn thất do TNGT gây ra? Thiết nghĩ chúng ta cần làm tốt các công việc sau :

1/ Kiện toàn hệ thống đào tạo và cấp bằng lái xe:

a) Coi trọng tính “hệ thống” kiến thức và tính “ Bảo mật” của đề thi. Quy định trách nhiệm cụ thể đối với các trung tâm cấp phép lái xe trong việc để lộ đề thi, làm sai lệch kết quả thi, nhằm tránh hiện tượng mua bán GPLX đã từng xuất hiện như trong thời gian vừa qua.

b) Nâng cao chất lượng đào tạo lái xe thông qua các biện pháp:

Nâng cao kiến thức và phương pháp đào tạo cho các giảng viên, cải tiến nội dung học và phương pháp ra đề thi, chấm thi. Nâng cao kiến thức của học viên tham gia thi cấp bằng theo hướng nâng cao ý thức chấp hành luật ATGT. Học hỏi và áp dụng các mô hình đào tạo của các nước phát triển thông qua các công ty tập đoàn sản xuất xe. Ví dụ : Mô hình của công ty Honđa , YAMAHA,…

c) Sử lý phạt nặng với các trường hợp chủ phương tiện cho những người không đủ năng lực đảm bảo an toàn giao thông(không có GPLX) mượn và điều khiển phương tiện cơ giới.(trách nhiệm bảo quản xe của chủ xe cơ giới). Đây là lỗi rất phổ biến và gây nên hạu quả vô cùng nghiêm trọng.

Ví dụ : Phạt nặng, tịch thu xe, quy trách nhiệm hình sự....

d) Tổ chức cấp “ Đăng kiểm” lưu hành và dán vào đầu xe(kể cả môtô và ôtô) để CSGT dễ kiểm tra, sử lý và ngăn chặn xe cũng như người điều khiển thường xuyên vi phạm. Sáng chế loại mực đánh dấu để đánh số lần vi phạm trên giấy đăng kiểm. Và thực hiện năm cấp một lần/ thực hiện trên địa bàn sinh sống.

d) Quy định chặt chẽ hơn nữa về các điều kiện người được điều khiển phương tiện cơ giới: sức khoẻ, lưá tuổi, giới tính…(với mô tô chúng ta làm chưa chặt chẽ trong khi phương tiện chính của người dân đi lại là mô tô mà giấy phép lại có giá trị vô thời hạn!)

2/ Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng:

a) Sử dụng các nhà khảo sát, thiết kế và thi công có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm(kể cả việc thuê của nước ngoài) để thi công các công trình giao thông công cộng, các công trình trọng điểm nhằm đảm bảo tính khoa học, đồng bộ và ứng dụng cao(tránh sửa chữa và làm đi làm lại nhiều lần gây lãng phí)

b) Lắp đặt hệ thống các biển báo, biển hướng dẫn, các thiết bị trợ giúp người điều khiển phương tiện cơ giới ở các vị trí cần thiết.

c) Có chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm tôn vinh các cá nhân và tổ chức tham gia đầu tư cho việc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông an toàn và hiệu quả.

3/ Đa dạng hoá các loại hình vận chuyển, nâng cao năng lực hệ thống giao thông công cộng:

Do việc đi lại của mỗi con người là một nhu cầu tất yếu không thể thiếu được cho nên bên cạnh việc sử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật ATGT thì việc nâng cao năng lực của hệ thống giao thông công cộng là việc làm cấp bách và cần thiết, bằng các biện pháp:

a) Đa dạng hoá các loại hình vận tải công cộng:

Ví dụ : Xe Bus, tầu điện ngầm, xe lửa, xe điện ..

b) Có chính sách ưu đãi và đãi ngộ xứng đáng với những người là “tài xế” công cộng trên cơ sở tuyển chọn và đào tạo kỹ càng họ trước khi làm việc với khả năng điều khiển, vận chuyển hành khách an toàn.

4/ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATGT và thực hiện triển khai liên bộ, liên ngành và xuống từng địa bàn dân cư:

a) Thực hiện trong sạch bộ máy những người làm công tác đảm bảo an toàn giao thông. Sử lý nghiêm những trường hợp cán bộ chiến sỹ khi làm nhiệm vụ tham ô, nhũng nhiễu nhân dân và cả những người vi phạm tham gia hối lộ, mua chuộc .

b) Lập kênh nóng về các “điểm đen” để bộ phận có trách nhiệm kịp thời duy tu sửa chữa khi tiếp nhận các ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân và giới chuyên môn.

c) Bố trí CSGT và các lực lượng hỗ trợ khác (dân phòng, thanh niên tình nguyện…) thường xuyên túc trực và hướng dẫn ở các điểm đen, các nút giao thông, các chỗ giao –cắt..

d) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường giáo dục và hướng dẫn thực hiện pháp luật về ATGT cho học sinh ngay từ bậc mầm non. Để hình thành thói quen chấp hành luật ATGT cho người dân trong cuộc sống thường ngày.

e) Tổ chức việc tuyên truyền một cách thường xuyên các chủ trương lớn về pháp luật ATGT trên từng địa bàn dân ư. Đồng thời , tổ chức các hội thi về tìm hiểu luật ATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng

f) Đề xuất sự phối hợp giữa sở Giao thông vận tải với các trường chuyên nghiệp trên địa bàn nhằm tổ chức , phổ biến, giáo dục luật ATGT đồng thời thực hiện việc tổ chức thi cấp phép lái xe cho từng trường.(hạn chế tốn kém và tiêu cực khi đi lại)

Xin chân thành cám ơn!

Người viết: Lê Hùng
Bộ môn : Giáo dục thể chất
Trường CĐ Tài chính quản trị kinh doanh