An Toàn Giao Thông_Nguyên nhân_Giải Pháp

Ngày 26/02/2007
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chưa được trang bị (dạy) một cách có hệ thống, khoa học một cách phổ biến về điều khiển phương tiện. Tư thế ngồi, tay cầm vôlăng hay tay lái, chân đặt ở đâu?. Mắt cần nhìn như thế nào
Người gửi: Truong Quang Minh
E-mail: minhtbk2005@yahoo.com


I.NGUYÊN NHÂN
i.CHỦ QUAN
1.  Kiến thức: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chưa được trang bị (dạy) một cách có hệ thống, khoa học một cách phổ biến về điều khiển phương tiện. Tư thế ngồi, tay cầm vôlăng hay tay lái, chân đặt ở đâu?. Mắt cần nhìn như thế nào
      Các thiết bị an toàn của phương tiện không được hiểu rõ ràng dẫn đến việc thay thế mang tính đối phó (kính chiếu hậu xe gắn máy)
      Khoảng cách giữa các phương tiện bao nhiêu là hợp lý (trong môn thiết kế đường đã có hướng dẫn)
      Hiểu biết về mũ bảo hiểm rất mơ hồ, chỉ biết rằng đội mũ bảo hiểm là không gây chấn thương sọ não (theo như các phương tiện thông tin tuyên truyền). Thực ra, khi đã bị TNGT đặc biệt khi va chạm với các xe tải (số lượng lớn) thì ngay cả xe máy cũng không còn giữ được thì còn kể gì người hay đầu. Việc đội mũ bảo hiểm phải được hiểu thấu đáo mới phát huy hiệu quả của nó.
      “Điểm đen”: chỉ là khái niệm mà các nhà quản lý đưa ra để chối bỏ trách nhiệm thiết kế, quản lý của mình. Vì nếu khi bị khất tầm nhìn thì có nhiều nguyên nhân chứ không chỉ do nhà cửa, họp chợ, cây cối lấn chiếm mà còn do người điều khiển phương tiện đi nhanh hơn tốc độ thiết kế nên có cảm giác mất an toàn. Lúc gặp sự cố không kịp xử lý, vấn đề này không phải ai cũng quan tâm.
 
2.  Ý thức: Nói chung ý thức chấp hành luật GT của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông lẫn người đi bộ đang quá kém. Đặc biệt ở các thành phố, tại các điểm giao nhau các xe máy đời mới thường đứng trước vạch dừng mỗi khi có đèn đỏ. Hay các xe ôtô mỗi khi muốn vượt phải lại sử dụng đèn rẽ phải để vượt lên sau đó lại tắt đèn đi để nhằm đối phó nếu gặp Cảnh sát GT. Tại các cổng trường học vẫn xảy ra trường hợp học sinh và phụ huynh dựng xe chắn hết cả đường đi.
 
3.  Kinh nghiệm: TNGT sẽ giảm đáng kể khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được truyền kinh nghiệm xử lý tình huống. Đơn cử khi trời đang nắng đột nhiên trời mưa -> lúc này trên mặt đường nhựa sẽ xuất hiện một lớp Dầu rất mỏng mà chính nó tạo ra tính trơn trượt như dầu nhớt, nếu không hiểu mà điều khiển phương tiện đi nhanh hoặc thắng gấp sẽ gây ra trượt -> TNGT không những cho chính mình mà còn gây ra cho các phương tiện lân cận. 
 
4.  Thiết kế cầu đường: Trong các trường đào tạo vẫn chưa chú tâm lắm về vấn đề Thiết Kế Cảnh Quan. Các đơn vị thiết kế vẫn chưa xem xét đến vấn đề này. Thật là vô trách nhiệm khi xem vấn đề Thiết Kế Cảnh Quan là thứ yếu. Chính Thiết Kế Cảnh Quan sẽ tạo ra một công trình có cảnh quan hợp lý về tầm nhìn và nhìn đúng những gì trước mắt. Trong một lần tôi điều khiển xe gắn máy trên đường lên huyện Khe Sanh tỉnh Quảng Trị thì có một đoạn đường đang lên dốc nhưng tôi cứ nghĩ là đang xuống dốc hay là tại vị trí cua vào cầu Rào Quán hướng từ Khe Sanh đi thị xã Đông Hà bị hiện tượng giao thoa ánh sáng làm các xe ôtô cứ nghĩ là đang đi thẳng nhưng thực tế phải cua trái (trước mặt là vực sâu).
 
5.  Phương tiện: Lượng xe quá tải hiện nay rất nhiều (vì nếu chở đủ tải sẽ không có lợi nhuận) làm cho mặt đường nhanh xuống cấp.
Trước mỗi khi tham gia giao thông thường thì ít ai kiểm tra hệ thống an toàn (thói quen). Do đó mỗi khi xãy ra sự cố thì không thể tránh. Hiện nay, với tốc độ phát triển của toàn xã hội rất lớn dẫn đến tốc độ tăng trưởng số phương tiện cũng tương ứng. Nhưng công tác coi trọng hệ thống an toàn và chất lượng của nó xem ra ít cơ quan nào quan tâm thực sự. Theo tôi được biết, rất nhiều trạm đăng kiểm thường chỉ kiểm tra qua loa (tùy thuộc vào sự vui vẽ của tài xế). Còn xe gắn máy thì không ai đề cập đến.
 
6.  Luật pháp: Một điều mấu chốt nhất trong nguyên nhân gây ra TNGT chính là việc luật pháp Việt Nam quá coi nhẹ tính mạng của người Việt Nam. Tôi nói sẽ không quá nếu chúng ta nhìn vào chi phí phải đền bù khi một người có mua BH gặp TNGT sẽ được đền bù là bao nhiêu, một người gây ra TNGT gây chết người bị trừng phạt như thế nào. Một vấn đề nữa cũng cần nói đến là hệ thống thi hành pháp luật của nước ta về mặt ATGT (CSGT, TTGT) đang có vấn đề. Chúng ta nên nhìn nhận thẳng vào sự thật, dù nó có đau lòng để có thể giải quyết vấn đề một cách có căn bản và hợp lý.
 
 ii. KHÁCH QUAN
1.  Thời tiết: nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa do đó mưa nắng sẽ thất thường, nền mặt đường sẽ nhanh chóng bị hỏng
2.   Địa hình: các vùng miền trung, miền bắc đồi núi nhiều -> đường quanh co, dốc nhiều là trở ngại lớn khi điều khiển phương tiện giao thông trong khu vực này.
 

II. GIẢI PHÁP
    Từ các nguyên nhân nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp làm giảm tối đa TNGT vì mục đích “Cứu một mạng người, hơn Xây mười tòa tháp”
 
    Kiến thức, kinh nghiệm yếu kém + Ý thức chấp hành kém, không tự giác + Cái giá phải trả khi gây TNGT cho người khác thấp + Pháp luật xử lý chưa nghiêm chưa thật sự công bằng -> TNGT không giảm.
 
    Vậy giải pháp đưa ra là gì? Theo tôi giải pháp phải toàn diện và giải quyết từ gốc của vấn đề (chứ không tình thế, manh mún như chúng ta đang thực hiện). Và cần có những người thật sự coi trọng thật sự tâm huyết, chứ không cần những người chỉ biết làm theo nhiệm vụ.
    Mỗi ngày có khoảng 30 người chết, bị thương thì quá nhiều (đây chỉ là các con số thống kê được), vậy phải tiến hành càng nhanh càng tốt
 
Kiến thức+Kinh nghiệm: lập ngay một nhóm người tổng hợp và hệ thống cộng tác viên trên toàn đất nước để nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập nhanh chóng thông tin từ các kênh:
      Các nhà thiết kế phương tiện: phương tiện chỉ an toàn thật sự với trường hợp nào
      Các Viện nghiên cứu, Trường đào tạo về giao thông, Đơn vị thiết kế giao thông: sớm đưa ra các điều kiện an toàn cho phương tiện khi lưu thông (tầm nhìn, hệ số ma sát, khoảng cách an toàn, điều kiện cảnh quan, qui luật chuyển động của dòng xe) từ đó cho kiểm tra và chỉnh sửa ngay trên toàn đất nước.
      Internet: mở kênh thông tin để thu thập chi tiết các tình huống trong giao thông -> thu thập kinh nghiệm xử lý và ý kiến của nhân dân.
      Các lái xe giỏi: những người có thâm niên lái xe (đường dài, nội thị, tắc xi) để thu thập kinh nghiệm xử lý tình huống. Những người điều khiển xe máy (xe ôm, xe ba gác) là những người có thời gian điều khiển phương tiện nhiều -> có nhiều kinh nghiệm.
      “Đồng hồ sinh học”: ở các tập đoàn vận tải đường dài lớn trên thế giới đã nghiên cứu qui luật Sức khỏe, Trí thông minh, Sự tĩnh táo của mỗi con người thông qua “Đồng hồ sinh học”. Theo đó qui luật Sức khỏe từ 28 – 32 ngày tính từ ngày sinh của mỗi người. Sau đó cứ đến gần ngày người điều khiển phương tiện giao thông có sức khỏe yếu (cuối chu kỳ của Sức khỏe) người quản lý sẽ thông báo trước cho người đó để đề phòng và phải cẩn thận hơn. Kết quả là TNGT giảm đáng kể.
 
    Sau đó tập hợp thành sách -> hướng dẫn đại trà bằng tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể áp dụng theo phương châm “Diệt giặc dốt” như Bác Hồ đã làm.
An định thời gian sau khi tuyên truyền, hướng dẫn -> kiểm tra trên đường: nếu ai không xử lý được tình huống đặt ra -> tạm giữ phương tiện, lúc nào xử lý được mới trả phương tiện.
 
    Đặc biệt, nếu thu phí lưu giữ hay phạt thì không phải là cách tốt: tôi đề nghị không thu phí, chỉ cốt làm sao cho người dân hiểu làm thế nào để có thể bảo vệ tính mạng của mình khi tham gia giao thông. Phải tự cho tính mạng của mình có giá rất cao (ít nhất là cho bản thân và gia đình).
    Khi người ta nghĩ mình có giá rất cao, thì không cần phải hướng dẫn hay tuyên truyền mà tự họ sẽ tìm kiếm thông tin để tự bảo vệ lấy mình.
 
    Thiết kế + Quản lý: hiện nay chỉ làm việc theo đơn đặt hàng của Chủ đầu tư và qui trình qui phạm. Nhưng không quan tâm đến một vấn đề cốt yếu là Thiết kế Cảnh quan. Các đoạn đường mà thường được nghe với từ Điển đen. Đen ở đây không phải do người tham gia giao thông mà chính là do thiết kế không hợp lý (tầm nhìn, cảnh quan) và do quản lý bị buông lỏng (họp chợ, hàng quán, bến xe Dù, cây xanh, không giải tỏa hết hành lang an toàn giao thông trong quá trình thực hiện Dự án vì không đử kinh phí hoặc do một điều gì đó…).
    Vậy ta nên cần cho kiểm tra lại tất cả các tuyến đường để xác định các vị trí chưa hợp lý về cảnh quan (ATGT) để tiến hành chỉnh sửa ngay. Việc kiểm tra chỉnh sửa nên theo thứ tự ưu tiên: các đoạn thường xãy ra TNGT nên làm trước (không phân biệt Quốc lộ, tỉnh lộ, nội ô hay liên xã).
    Để làm được và làm nhanh, Bộ nên có kế hoạch hướng dẫn cấp tốc về kỹ thuật đo đạc, kiểm tra và phương án chỉnh sửa cho tất cả các địa phương và cũng nên lập phần mềm đánh giá (việc này chỉ là động tác vẽ đơn giản). Vì không phải Kỹ sư Cầu Đường nào ra trường cũng còn nhớ đến môn học này (nếu đã được học). Vấn đề cần chú ý hơn nữa là việc chọn người, những người thật sự coi trọng thật sự tâm huyết, chứ không cần những người chỉ biết làm theo nhiệm vụ. 
    Đào tạo + Đăng kiểm: hiện nay có quá nhiều bất cập trong các công tác này. Công tác đào tạo chỉ biết làm sao cho học viên thi đạt yêu cầu đề thi (dựa trên Luật Giao thông), chứ không dạy cho học viên làm thế nào để bảo vệ tính mạng của mình và của các người tham gia giao thông khác. Đó là thực tế tại các trung tâm Sát hạch. Người ta chỉ hướng dẫn khoảng 02 giờ là có thể thi qua phần lý thuyết của Bằng A1 (câu nào dài thì câu đấy đúng, câu nào có chử Tất cả là câu đấy đúng,…). Còn nói đến các điểm Đăng kiểm ôtô, thì nếu cần đăng kiểm được cần phải để sẵn tiền trong xe cho cán bộ sát hạch nhận (mặc dù xe quá cũ không thể đăng kiểm được hoặc người ta có thể dùng Lốp xe cũ làm lại các khía -> bề dày cần thiết của lốp không thể đảm bảo và có thể nổ lốp bất cứ lúc nào). Do đó cần có Chế tài mạnh mẽ để chỉnh đốn đội ngũ này. Chế tài mạnh còn phải đi đôi với hiệu lực thi hành, con người thi hành, công bằng minh bạch trong thi hành, không sợ va chạm trong thi hành.
 
Pháp luật: như đã phân tích ở trên, chúng ta cần nhìn nhận sự việc một cách khách quan. Nếu Pháp luật cho phép, Chính phủ có quyền buộc tổ chức (Bảo hiểm), cá nhân khi tai nạn xã ra:
      Thương tật:                                   100.000.000đ/ người
      Chết:                                           1.000.000.000đ/ người hoặc 12 năm tù giam (đối với người gây ra TNGT, vi phạm luật Giao thông và không có khả năng chi trả)
 
Nếu được như vậy, tự nó sẽ tạo ra hàng rào cản vô hình và hữu hiệu nhất cho tính mạng của người Việt Nam.
 
 Trách nhiệm và Quyền lợi: nếu tất cả những người tham gia vào công tác đảm bảo ATGT không có sự đồng thuận, không thực hiện hết trách nhiệm, không thực hiện bằng Lương tâm, thực hiện mà không có quyền lợi (thu nhập, cấp bậc, ưu đãi, nghỉ ngơi, khích lệ…) thì có đưa ra giải pháp nào đi nữa cũng không đem đến hiệu quả như dự kiến.