Đại lộ Đông Tây: Dự án xây dựng đường bộ lớn nhất Algeria

Ngày 03/12/2010
Dự án Đại lộ Đông Tây là dự án đường bộ được Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika khởi động từ tháng 3 năm 2007. Với chi phí 11,2 tỷ $ có thể coi đây là dự án xây dựng công trình công cộng lớn nhất thế giới. Dự kiến dự án hoàn thành vào cuối năm 2010.

Dự án Đại lộ Đông Tây là dự án đường bộ được Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika khởi động từ tháng 3 năm 2007. Với chi phí 11,2 tỷ $ có thể coi đây là dự án xây dựng công trình công cộng lớn nhất thế giới. Dự kiến dự án hoàn thành vào cuối năm 2010.

Nằm trong một chương trình phục hồi kinh tế và xã hội trị giá 60 tỷ $ của Chính phủ Angiêri bắt đầu từ năm 2005, dự án này đã tạo ra hơn 100.000 việc làm cho đất nước. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp một tuyến đường thuận tiện và an toàn cũng như rút ngắn thời gian đi lại tới khu vực phía bắc của đất nước, góp phần kích thích phát triển kinh tế. Chi phí xây dựng tuyến đường này được lấy từ nguồn thu kinh doanh dầu của Algeria.

Dự án đại lộ Đông Tây có mục tiêu xây dựng một đường cao tốc sáu làn xe chạy dọc theo biên giới giữa Algeria với Morocco và Tunisia. Tuyến đường sẽ kết nối Algiers với Constantine, Oran, Annaba, Tlemcen và Setif. Trên tuyến đường này người ta sẽ phải xây dựng 12 đường hầm, 70 cầu cạn và 60 nút giao. Bên cạnh đó là xây dựng các điểm dừng xe tải , các trạm dịch vụ và các cơ sở bảo dưỡng.


Trải thảm mặt đường Đại lộ Đông – Tây (Algeria)

Là một công trình lớn của đất nước, dự án này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều công ty đến từ Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Pháp, Bồ Đào Nha, Ý và Mỹ. Dự án được chia thành ba gói nhỏ: gói phía Đông, gói trung tâm và gói phía Tây.

Trong đó gói thầu xây dựng đoạn trung tâm dài 169km và đoạn phía Tây dài 359km đã được trao cho liên danh Tổng công ty xây dựng đường sắt Trung Quốc và Tổng công ty đầu tư và ủy thác quốc tế Trung Quốc.

Gói thầy xây dựng đoạn phía Đông dài 399km được giao cho liên danh Nhật Bản COJAAL, gồm Tổng công ty Kajima, Công ty xây dựng Nishimatsu, Tổng công ty Itochu, Tổng công ty Hazama và Tổng công ty Taisei. Liên danh COJAAL đã sử dụng chương trình Aconex để quản lý tài liệu trực tuyến và hệ thống cộng tác. Hệ thống định vị Topcon cũng được liên danh này sử dụng để khảo sát và điều khiển thiết bị.

Toàn bộ tuyến đường được xây dựng với một cấu trúc kiên cố. Lớp nền của đường sử dụng hỗn hợp bê tông dày 20cm sau đó được phủ lớp bitum dày 14cm, cuối cùng mặt đường được phủ lớp bê tông nhựa dày 6-8cm.

Trong số ba gói dự án, gói xây dựng phía Đông có giá trị lớn nhất, 5 tỷ $. Gói này đòi hỏi phải xây dựng 43 cầu trên tuyến đường chính và ba đường hầm. Khoảng 110 triệu mét khối đất sẽ bị nạo vét và khoảng 1,93 triệu mét khối bê tông được sử dụng trong quá trình xây dựng. Tại đây các nhà thầu đã sử dụng 12 máy rải nhựa hiện đại Super 2100-2, 01 máy trải nhựa TP2 600-2 AB và bốn máy rải Super 1900-2. 01 máy trải AB 500-2 TP2. Một hệ thống cảm biến RoadScan được sử dụng để kiểm soát độ dốc của tuyến đường. Đoạn này các các nhà thầu cũng sử dụng 8 xe lu 12t HD120 và 8 xe lu 18t GRW18 để lèn chặt nền đường.

Tại gói trung tâm và gói phía Tây, các nhà thầu ở đây sử dụng 13 máy rải nhựa Super 2100-2 đẻ tạo mặt đường. Để tự động kiểm soát độ dốc, các nhà thầu sử dụng Niveltronic Plus, kết hợp với hệ thống cảm biến Big MultiPlex Ski.

Ngoài ra, các thiết bị xây dựng khác của dự án được cung cấp từ hãng Caterpillar (80%) và Komatsu (20%). 

Theo Roads & Bridges