Xe chạy pin nhiên liệu hiệu quả hơn với ứng dụng Graphene Cacbon

Ngày 09/12/2014
Với sự phát triển mạnh của công nghệ vật liệu và côngnghệ năng lượng, pin nhiên liệu sử dụng trên các phươngtiện chạy điện bảo vệ môi trường hiện nay đã đạt hiệu suất cao. Nhưng phát kiến đạt giải Nobel 2010 lại hứa hẹn một ứng dụng mới khiến những chiếc xe chạy điện trong tương lai có thể chạy xa hơn nhờ khả năng lưu trữ năng lượng tốt hơn hiện tại.

 

Graphene hay Graphen là khái niệm chỉ tấm phẳng dày kết cấu bằng một lớp các nguyêntử cácbon  liên kết tạo thành dàn tinh thể hình tổ ong. Tên gọi của nó được ghép từ "graphit" (than chì) và hậu tố "-en" (tiếng Anh là "-ene"); trong đó, điều bất ngờ ít ai biết tới là than chì do nhiều tấm graphen ghép lại. Đó chính là phát kiến đạt giải Nobel Vật lý 2010 của hai nhà vật lý Andrei Geim và Konstantin Sergeevich Novoselov.

Nhóm nghiên cứu của Andrei Geim Đại học Manchester đã công bố trên Tạp chí Nature một phát hiện thú vị nữa là màng grapheme có thể cho phép một số nguyên tử và phân tử đi qua chủ động dưới tác động của nhiệt độ bên ngoài. Graphene sẽ có tính ứng dụng lớn thay thế cho các màng dẫn proton trong pin nhiên liệu bằng kim loại đang được sử dụng. Nhờ tính chất của grapheme, mức độ rò rỉ - nguyên nhân chính của việc giảm hiệu suất pin sẽ được khắc phục một cách hiệu quả. Đồng thời mở ra một ứng dụng mới sử dụng các tấm graphene làm nhiệm vụ lưu trữ và phân tách, khai thác hydro trong quá trình chuyển hóa năng lượng thành năng lượng điện.

Trong tương lai xa, biết đâu các máy phát điện khai thác hydro từ không khí sẽ hiện diện hàng ngày trong ngôi nhà của bạn?

Nguồn: songmoi.vn