Theo đó, nội dung Thông tư gồm các quy định về công trình đường ngang; hệ thống báo hiệu, quy tắc giao thông trong khu vực đường ngang; công tác tổ chức quản lý, bảo trì, phòng vệ và việc cấp giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp, dỡ bỏ đường ngang.
Thông tư được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông, quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nhưng không áp dụng đối với đường sắt và đường bộ trên cầu chung; nơi đường sắt giao cắt với đường bộ nội bộ của ga, cảng, bãi hàng, nhà máy, xí nghiệp.
Theo quy định, phạm vi đường ngang gồm: Đoạn đường bộ, phạm vi đất dành cho đường bộ nằm trong đất hành lang an toàn giao thông đường sắt; Đoạn đường sắt, phạm vi đất dành cho đường sắt nằm trong đất hành lang an toàn đường bộ; Trường hợp đường bộ chạy gần đường sắt có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn giao thông đường sắt được xác định theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Khu vực đường ngang bao gồm:Phạm vi đường ngang; Giới hạn hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và thay thế Thông tư số 33/2012/TT-BGTVT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đường ngang.
AC