Các kỹ thuật săn lùng và xử lý mã độc gián điệp trền nền tảng Windows

Ngày 10/11/2017
Sáng ngày 09/11/2017 tại Trụ sở làm việc, Cục An toàn thông tin đã phối hợp với Hiệp hội VNISA chính thức Khai giảng khóa đào tạo, chia sẻ thông tin với chủ đề “Các kỹ thuật săn lùng và xử lý mã độc gián điệp trền nền tảng Windows”. Đến dự buổi Khai giảng có đại diện của Cục An toàn thông tin và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cùng trên 50 học viên đến từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ATTT, CNTT.

Hiện nay, trong sự chuyển dịch theo xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các thiết bị di động, thiết bị cảm biến nhỏ hơn, nhưng mạnh hơn, với giá thành rẻ hơn, có khả năng kết nối với nhau và ngày càng trở nên thông minh hơn bởi trí tuệ nhân tạo. Điều này hứa hẹn những chuyển biến tích cực, đột phá trong việc ứng dụng CNTT, phát triển chính phủ điện tử, thúc đẩy thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, xây dựng thành phố thông minh v.v….

Tuy nhiên, vấn đề an toàn thông tin vì thế cũng trở thành vấn đề mang tính sống còn. Các cuộc tấn công mạng trên thế giới cũng như ở Việt Nam thời gian vừa qua có quy mô, tính chất, mức độ phá hoại ngày càng cao. Trong công tác bảo đảm an toàn thông tin, yếu tố con người là yếu tố trung tâm và then chốt nhất.

Thực hiện Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 19/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020”, với vai trò là cơ quan thường trực triển khai Đề án 99, năm 2017 Bộ Thông tin và Truyền thông mà cụ thể là Cục An toàn thông tin tiếp tục phối hợp với các Bộ, ban ngành, Hiệp hội VNISA xây dựng và triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn về an toàn thông tin năm 2017 phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.

 

Sáng ngày 09/11/2017 tại Trụ sở làm việc, Cục An toàn thông tin đã phối hợp với Hiệp hội VNISA chính thức Khai giảng khóa đào tạo, chia sẻ thông tin với chủ đề “Các kỹ thuật săn lùng và xử lý mã độc gián điệp trền nền tảng Windows”. Đến dự buổi Khai giảng có đại diện của Cục An toàn thông tin và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cùng trên 50 học viên đến từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ATTT, CNTT.

Phát biểu Khai mạc, thay mặt Cục An toàn thông tin và Hiệp hội VNISA bà Nguyễn Thị Thu Hương – Chánh Văn phòng Cục An toàn thông tin đã nhiệt liệt chào mừng các kỹ sư, chuyên gia đại diện đến từ các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ATTT, CNTT khu vực miền Bắc và có lời cảm ơn chân thành tới ông Bruce Dang – Diễn giả, Giảng viên chính của sự kiện này.

Bà Hương cũng cho biết đây là Khóa đào tạo, chia sẻ chuyên sâu về ATTT được thiết kế đặc biệt và miễn phí giành cho các kỹ sư, chuyên gia của các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ATTT, CNTT khu vực miền Bắc. Đồng thời đây cũng là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện hướng tới Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2017 do Bộ Thông tin và Truyền thông bảo trợ.

Khoá đào tạo nâng cao về ATTT với chủ đề “Các kỹ thuật săn lùng và xử lý mã độc gián điệp trền nền tảng Windows” diễn ra trong thời gian 02 ngày với những nội dung chuyên sâu về windows kernel cũng như các phương pháp để săn tìm mã độc trên hệ điều hành windows.

Và đặc biệt, bà Hương cũng chia sẻ thêm về Giảng viên chính của Khóa học - ông Bruce Dang, Chuyên gia người Mỹ gốc Việt. Ông là lãnh đạo đội "penetration testing" tại Microsoft, đội "tinh nhuệ nhất' của Microsoft và chịu trách nhiệm về sự an toàn của tất cả những sản phẩm phần mềm và phần cứng mới của hãng Microsoft trong vòng 10 năm từ 2015 trở về trước. Ông cũng chính là tác giả của nhiều các kỹ thuật phân tích mã khai thác lỗi trong Microsoft Office, dịch ngược mã nhân hệ điều hành, nghiên cứu về virút máy tính Stuxnet và là diễn giả của nhiều các hội thảo uy tín nhất thế giới về security và hacking. Chuyên môn chính của ông là về nhân Windows và dịch ngược mã nguồn . Đặc biệt ông là tác giả cuốn sách “Practical Reverse Engineering” là một trong những cuốn sách nổi tiếng và bán chạy nhất về An toàn thông tin trên thế giới tới thời điểm này. Hiện nay anh Bruce Dang rời Microsoft để thành một một công ty Startup riêng về An toàn thông tin tại Mỹ . Hiện nay công ty mới nhưng đã là đối tác tin cậy của hàng loạt các cơ quan quan trọng của Mỹ như: Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ (Department of Homeland Security), Không quân Hoa Kỳ, Hải quân Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng Singapore...

Nguồn: Cục ATTT