Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ GTVT; đại diện Sở GTVT các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cùng các đơn vị có liên quan.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh tầm quan trọng của Đề án Kết nối mạng giao thông các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội miền Trung, Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Thứ trưởng yêu cầu Viện Chiến lược và Phát triển GTVT là đơn vị lập Đề án cần trình bày báo cáo rõ ràng, rành mạch, cần tập trung vào các nội dung quan trọng của Đề án. Cụ thể: Đánh giá trạng phát triển kết cấu hạ tầng GTVT khu vực; rà soát danh mục các dự án và thực hiện đầu tư theo thứ tự ưu tiên, tầm quan trọng của các dự án và các cơ chế, chính sách cần thiết trong quá trình triển khai thực hiện đề án.
Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị tham gia ý kiến để bổ sung, hoàn thiện nội dung đề án. Đặc biệt, đại diện Sở GTVT các tỉnh cần dựa trên đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương, có những đóng góp ý mang tính xây dựng cho phương án kết nối giao thông các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong thời gian tới.
Đại diện Viện Chiến lược và Phát triển GTVT báo cáo tóm tắt nội dung Đề án
Theo báo cáo của Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, Khu vực miền Trung và Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như đảm bảo quốc phòng - an ninh. Hệ thống GTVT vùng có đầy đủ 5 phương thức vận tải. Trong những năm qua hệ thống giao thônv trong vùng đã được ưu tiên đầu tư, bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH của vùng. Tuy nhiên do hạn chế về khả năng nguồn lực và sự kết nối giữa các ngành, các phương thức, các địa phương chưa tốt dẫn đến khả năng kết nối giao thông trên mạng lưới còn hạn chế, xuất hiện một số điểm nghẽn làm giảm hiệu quả khai thác, tăng chi phí vận tải và logistics, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong vùng cũng như quốc tế. Để tăng cường kết nối mạng lưới giao thông nội vùng, liên vùng và quốc tế, tăng hiệu quả khai thác, vận tải, tháo gỡ các điểm nghẽn, việc xây dựng Đề án là hết sức cần thiết.
Sau khi trình bày hiện trạng kết cấu hạ tầng và kết nối giao thông khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đề án đã xây dựng phương án kết nối giao thông các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Phương án kết nối cụ thể đối với từng loại hình vận tải: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường biển; phương án kết nối giữa các tỉnh trong khu vực; phương kết kết nối các khu vực kinh tế động lực trong khu vực đều được nêu chi tiết trong báo cáo.
Đề án cũng đưa ra 05 nhóm giải pháp, chính sách gồm: Giải pháp, chính sách phát triển Kết cấu hạ tầng GTVT; giải pháp, chính sách phát triển vận tải; giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư phát triển Kết cấu hạ tầng GTVT; giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và giải pháp nguồn nhân lực.
Tại cuộc họp, các đại biểu tham dự cuộc họp đã có ý kiến làm rõ hơn thực trạng GTVT các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên từ đó, đề xuất thêm các phương án phát triển, các giải pháp nhằm kết nối mạng lưới giao thông khu vực miền Trung, Tây Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030./.
KC