Ban hành Quy chế công tác Bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Giao thông vận tải

Ngày 15/01/2021
Bộ GTVT vừa ban hành Quyết định 2523/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2020 "Ban hành Quy chế công tác Bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Giao thông vận tải"

Theo Quy chế, Phòng Văn thư - Lưu trữ thuộc Văn phòng Bộ, bộ phận làm công tác văn thư chuyên trách của Tổng cục, các Cục, các Cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Giao thông vận tải (gọi chung là bộ phận Văn thư - Lưu trữ) chịu trách nhiệm tiếp nhận, chuyến giao, lưu trữ, quản lý tài liệu, vật mang bí mật nhà nước; quản lý con dấu “Mật”, “Tối mật”, "Tuyệt mật”, “Thời hạn bảo vệ Bí mật nhà nước”, “Gia hạn thời hạn bảo vệ Bí mật nhà nước”, “Giải mật”, “Giảm xuống Tối mật”, “Giảm xuống mật”, “Tăng lên Tuyệt mật”, “Tăng lên Tối mật”, “Tài liệu thu hồi”, “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, “Bản số”, “Bản sao số”, “Bản sao Bí mật nhà nước”.

Cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước (người làm công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải; người làm công tác cơ yếu) phải có phấm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức cảnh giác giữ gìn bí mật nhà nước; có trình độ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tố chức.

Sử dụng dấu, số, vận chuyển, giao, nhận tài liệu vật mang bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, điều chỉnh độ mật, giải mật, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước:

a. Việc Đóng dấu độ mật, sử dụng sổ, dấu phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

b. Việc vận chuyến, giao, nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thực hiện theo Điều 13 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 của Quốc hội và Điều 4 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ.

c. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước thực hiện theo Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

d. Việc gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước nước thực hiện theo Điều 20 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

đ. Việc điều chỉnh độ mật thực hiện theo Điều 21 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

e. Việc giải mật thực hiện theo Điều 22 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

g) Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thực hiện theo Điều 23 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Quy chế cũng quy định việc xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước căn cứ vào Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, danh mục bí mật nhà nước quy định tại Quyết định số 969/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải và Danh mục bí mật nhà nước của các Bộ, ngành có liên quan.

Bộ GTVT yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ vào năng lực, tính chất, đặc điếm, nội dung, khối lượng công việc, có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này tại cơ quan, đơn vị, bố trí cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước và thực hiện việc bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định tại Quy chế này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 23/2005/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2005 ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải.

DT