Theo đó, học viện, viện nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện bao gồm: các điều kiện về chương trình, tài liệu bồi dưỡng; giảng viên; cơ sở vật chất, cơ sở thực hành; kinh nghiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng; đánh giá chất lượng bồi dưỡng; in, cấp, quản lý chứng chỉ bồi dưỡng như quy định trong Thông tư được tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng viên chức ngành Giao thông vận tải.
Cụ thể, học viện, viện nghiên cứu, trường đại học và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ điều kiện được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng viên chức ngành Giao thông vận tải hạng I, viên chức ngành Giao thông vận tải hạng II; Trường cao đẳng và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ tiêu chuẩn quy định được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng viên chức ngành Giao thông vận tải hạng II, viên chức ngành Giao thông vận tải hạng III; Trường trung cấp và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ tiêu chuẩn quy định được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng viên chức ngành Giao thông vận tải hạng IV, viên chức ngành Giao thông vận tải hạng V.
Việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng viên chức ngành Giao thông vận tải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định khác có liên quan.
Việc in, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng viên chức ngành Giao thông vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2021.
DT