Tàu thu giữ và lưu trữ CO2
Đây là dự án thí điểm đầu tiên thuộc loại này. Do đó, sẽ có nhiều thách thức như năng lượng dùng cho các con tàu, thể tích bể chứa CO2 và chi phí của các thiết bị hỗ trợ trên tàu và trên đất liền. Mặc dù nó có thể là một thách thức về mặt kỹ thuật, nhưng việc thu giữ CO2 trên tàu có ý nghĩa quan trọng, bởi vì tàu sử dụng nhiên liệu không thải CO2.
Để cải tiến công nghệ, nhóm tập đoàn đã thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống thu giữ CO2 trên một trong những tàu chở dầu của Hãng Stena Bulk, mục tiêu thiết kế là giảm 30% lượng khí thải CO2 của ngành hàng hải. Mục tiêu thứ hai là giảm chi phí thu giữ CO2 từ trên 200 USD/tấn xuống khoảng 150 USD/tấn hoặc thấp hơn để cho phép công nghệ được triển khai thương mại trong tương lai.
Dự án ban đầu sẽ vận hành nhà máy thu giữ CO2 trên tàu trong khoảng 500 giờ. Nếu thành công, Stena sẽ tiếp tục duy trì dự án. Lượng CO2 sau đó có thể được chuyển lên bờ lưu trữ hoặc sử dụng.
Theo ông Erik Hånell, Giám đốc điều hành của Stena Bulk, dự án này không chỉ phù hợp với tầm nhìn của Stena Bulk nhằm thúc đẩy quá trình khử carbon mà nó còn là minh chứng cho tinh thần kinh doanh đóng góp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu. Theo dự báo của Tổ chức Hàng hải quốc tế, 85% động cơ tàu biển sẽ vẫn dùng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030 và 34% vào năm 2050.