Cục Đường bộ Việt Nam họp bàn Kế hoạch triển khai Chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ trong tình hình mới

Ngày 23/05/2023
Sáng 23/5, tại Hà Nội, Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức cuộc họp bàn Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/4/2023 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ trong tình hình mới. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì cuộc họp.

Tham dự cuộc họp có các đồng chí Phó Cục trưởng Cục ĐBVN: Nguyễn Mạnh Thắng, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Xuân Ảnh; lãnh đạo và chuyên viên liên quan  của các Khu Quản lý đường bộ  I, II, III và IV; các Sở GTVT, Sở GTVT-XD được ủy quyền quản lý quốc lộ; các Phòng liên quan, Chi cục QLĐTXD đường bộ; các Ban QLDA thuộc Cục; đại diện các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOT quốc lộ, cao tốc, cầu; đại diện các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOO; đại diện Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); các doanh nghiệp quản lý, bảo dưỡng thường xuyên quốc lộ, cao tốc... 

Đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ trong tình hình mới, Cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan đã quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện, đưa công nghệ áp dụng vào các lĩnh vực bảo đảm TTATGT, nhất là ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe.

Cùng với đó, cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo, sát hạch cấp GPLX được nâng lên, chương trình đào tạo được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung đảm bảo chất lượng đào tạo cấp GPLX an toàn, triển khai tốt công tác bảo trì, sửa chữa, xử lý điểm đen, điểm mất ATGT và kiểm soát tải trọng xe có kết quả tích cực, giảm TNGT.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Cục trưởng yêu cầu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tập trung xử lý tất cả các điểm đen, điểm mất ATGT trước ngày 31/5; xử lý và thực hiện ngay những vấn đề không đảm bảo trật tự ATGT, tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm ATGT, điểm đen, điểm mất ATGT, hàng lang đấu nối, phối hợp chặt chẽ với địa phương.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến

Cục trưởng yêu cầu các công ty đầu tư BOT nghiêm túc thực hiện đảm bảo TTATGT, nâng cao trách nhiệm để quản lý chất lượng công trình, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của Cục Đường bộ Việt Nam để chủ động đảm bảo TTATGT đường bộ.

Cục trưởng đề nghị giám đốc các khu, giám đốc các sở GTVT, các nhà đầu tư BOT, nghiêm túc thực hiện đảm bảo giám sát chặt chẽ chất lượng thực hiện, đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện.

Về công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX, Cục trưởng yêu cầu đảm bảo cấp đổi GPLX đúng quy định, hoàn thiện Đề án ứng dụng CNTT và chuyển đổi số với tinh thần áp dụng công nghệ vào trong chuyển đổi số, đào tạo hát hạch cấp GPLX, nâng cao chất lượng.

Cục trưởng nhấn mạnh đến trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan các cấp thuộc Cục, các Sở GTVT, doanh nghiệp quản lý bảo trì, tập thể và cá nhân liên quan cần nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch, nếu để xảy ra mất ATGT theo kế hoạch đã ban hành thì trách nhiệm thuộc người đứng đầu các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Ông Lê Hồng Điệp, Trưởng phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trình bày

dự thảo Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ

Trước đó, trình bày dự thảo Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ, ông Lê Hồng Điệp, Trưởng phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông cho biết quan điểm, mục tiêu nhằm quán triệt quan điểm, mục tiêu, nội dung, giải pháp quy định tại Chỉ thị số 10/CT-TTg và Kế hoạch 4485/KH-BGTVT ngày 29/4/2023 của Bộ GTVT đến toàn bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức, người lao động, cá nhân liên quan trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, quy hoạch, chiến lược, quy chuẩn, tiêu chuẩn; tổ chức thực hiện các công việc quản lý, bảo trì KCHTGT đường bộ, vận tải đường bộ, đào tạo sát hạch lái xe và các công việc có liên quan khác thuộc phạm vi nhiệm vụ của Cục Đường bộ Việt Nam.

Nâng cao nhận thức về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Cục Đường bộ Việt Nam, các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các doang nghiệp tham gia đầu tư, xây dựng, khai thác, sử dụng KCHTGT của các tuyến quốc lộ, đường cao tốc, đường khác thuộc phạm vi nhiệm vụ của Cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà đầu tư có liên quan.

Phạm vi thực hiện trên các lĩnh vực về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, quy hoạch, chiến lược, quy chuẩn, tiêu chuẩn; đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn khác được giao; công tác quản lý, bảo trì KCHTGT đường bộ, tổ chức giao thông, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc các tuyến quốc lộ, cao tốc, đường khác do Cục được giao quản lý; Công tác quản lý vận tải đường bộ và đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền và các công tác khác có liên quan khác.

Kế hoạch tập trung vào 08 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và giao nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện cụ thể cho các Phòng, Chi cục QLĐTXD, Khu QLĐB, Ban QLDA và các cơ quan, đơn vị thuộc Cục ĐBVN, các Sở GTVT quản lý quốc lộ, các Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP do Cục ĐBVN làm cơ quan ký hợp đồng giai đoạn kinh doanh khai thác theo phân cấp của Bộ GTVT, Tổng công ty VEC có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch.

Xuân Nguyên