Nghiên cứu xây dựng làn đường ưu tiên cho xe buýt ứng dụng cho TP. Hà Nội

Ngày 27/01/2023
Từ nghiên cứu kinh nghiệm thế giới về thiết kế và xây dựng làn ưu tiên cho xe buýt, để đề xuất nguyên tắc và phương án bố trí làn ưu tiên cho xe buýt ở Hà Nội.

Nghiên cứu xây dựng làn đường ưu tiên cho xe buýt ứng dụng cho TP. Hà Nội - Ảnh 2.

Nghiên cứu xây dựng làn đường ưu tiên cho xe buýt ứng dụng cho TP. Hà Nội

Hà Nội đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về UTGT. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là sự hạn chế của hệ thống VTHKCC. Khối lượng vận chuyển của dịch vụ buýt sau giai đoạn tăng chậm từ 2010 đến 2014 đã sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2015 - 2017. Mặc dù khối lượng vận chuyển đã tăng trở lại từ năm 2018, tuy nhiên xu hướng này bị đứt quãng do sự tác động của khủng hoảng dịch bệnh Covid-19.

Theo chương trình của Thành ủy Hà Nội, tỷ lệ đảm nhận của VTHKCC phấn đấu đạt 20% vào 2025. Với tình trạng kéo dài trong phát triển hạ tầng công cộng, đặc biệt là xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, VTHKCC bằng xe buýt sẽ vẫn là loại hình chính, đảm nhiệm mục tiêu trên. Do đó, cần thiết phải có giải pháp đột phá về cơ sở hạ tầng là xây dựng làn ưu tiên cho xe buýt để nâng cao năng lực của hệ thống, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ.

Làn ưu tiên cho xe buýt (Bus Lane - sau đây viết tắt là: BL) là làn được thiết kế và tổ chức vận hành cho xe buýt nhằm tăng tốc độ vận chuyển trên cơ sở hạn chế các xung đột với dòng giao thông hỗn hợp. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng: BL là ví dụ điển hình cho các giải pháp ưu tiên đối với xe buýt. Các nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng BL sẽ cho phép: giảm thời gian chuyến xe; tăng tính tin cậy của dịch vụ; tăng an toàn cho hành khách; giảm chi phí vận hành. Hình thành BL không tác động tiêu cực tới dòng giao thông hỗn hợp, góp phần giảm thời gian đi lại, số lần dừng dọc đường, tăng tốc độ cho xe buýt cũng như thu hút thêm hành khách sử dụng loại hình này. Tại Hàn Quốc, đánh giá về hiệu quả của BL và các giải pháp ưu tiên khác cho thấy rằng, tốc độ xe buýt hầu hết đều đạt mức 20 - 25 km/h trên tất cả các tuyến (thay vì 15 - 20 km/h trong giai đoạn 2002 - 2010), cá biệt có những nơi tốc độ lên tới 35 km/h như tại Ulsan. Tỷ lệ sử dụng xe con cá nhân giảm 26% (2004) xuống 23% (2013).

Mục tiêu của bài báo này như sau: Với những hiệu ứng tích cực không thể phủ nhận của BL, tác giả nghiên cứu chuyên sâu về kinh nghiệm thiết kế, khai thác BL trên thế giới và căn cứ trên điều kiện thực tế để đề xuất hướng áp dụng phù hợp cho Thủ đô Hà Nội.

Nội dung đầy đủ bài khoa học xem tại đây.

Nguồn: Tạp chí GTVT