Ảnh hưởng hành vi người tham gia giao thông đối với ATGT đường bộ

Ngày 25/11/2023
Ảnh hưởng hành vi người tham gia giao thông đối với ATGT đường bộ là nghiên cứu của tác giả TS. Nguyễn Cảnh Toàn và ThS. Nguyễn Ngọc Hà, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

Để kéo giảm tai nạn giao thông bền vững và hình thành văn hóa người tham gia giao thông thì xác định hành vi, các tác động hành vi người tham gia giao thông chính là một trong ba yếu tố cốt lõi: hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông và người tham gia giao thông.

Trong những năm qua được sự quan tâm và hành động đồng bộ của các cấp, cơ quan ban ngành trong toàn quốc về an toàn giao thông nên đã được các kết quả khả quan khi giảm sâu tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí. Tuy nhiên, vẫn tồn tại các vụ tai nạn hoặc rủi ro mất an toàn khi tham gia giao thông. Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung vào một trong các yếu tố đó là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ tác động đến an toàn giao thông đường bộ.

Khái niệm hành vi của con người nếu xét trên phương diện về sinh học‚ tâm lý học thì có nghĩa là cách thể hiện suy nghĩ của một người ra bên ngoài thông qua hành động hoặc cử chỉ‚ trạng thái trong một hoàn cảnh nhất định và trong một khoảng thời gian cụ thể...

Trong những năm qua, chúng ta đã thực hiện rất nhiều các giải pháp phù hợp qua các giai đoạn để giảm thiểu tai nạn giao thông ở cả 3 tiêu chí. Tiêu nhiên chúng ta vẫn cần tập trung một số giải pháp hướng vào hành vi của người tham gia giao thông tạo ra sự kiểm soát an toàn một cách chủ động. Đó là tập trung vào nâng cao năng lực một cách tự nhiên, tuần tự với 3 hành vi chính: hành vi kỹ xảo, hành vi bản năng, hành vi trí tuệ. 

Hành vi kỹ xảo: Đưa các nội dung liên quan đến an toàn giao thông thành một nội dung trong chương trình giáo dục từ mầm non đến THPT. Từ đó tạo thành hành vi nhuần nhuyễn đối với lớp trẻ khi tham gia giao thông, tạo nền tảng cho các hành vi kế tiếp. 

Hành vi bản năng: Đối với hoạt động tuyên truyền như đã và đang triển khai chúng ta bổ sung thêm các hoạt động tuyên truyền, giáo dục các hành vi tham gia giao thông của bậc cha mẹ đồng hành cùng trẻ em. Tạo ra một sợi dây bền vững với loạt hành động kế thừa. 

Hành vi trí tuệ: Đây là sẽ là kết quả kế thừa từ chuỗi hai hành vi kể trên. Khi lớp trẻ được đào tạo qua các bậc, hành động theo bản năng sẽ tạo ra một loạt các hành vi xử lý kiểm soát các yếu tố rủi ro khi tham gia giao thông.

Chi tiết bài nghiên cứu XEM TẠI ĐÂY.