Nghiên cứu mô hình thông tin công trình (bim) trong đường sắt nhằm phát hiện xung đột và giảm chi phí xây dựng

Ngày 26/11/2023
Nghiên cứu mô hình thông tin công trình (BIM) trong đường sắt nhằm phát hiện xung đột và giảm chi phí xây dựng. Đây là nghiên cứu của tác giả TS. Trần Anh Dũng, Trường đại học Giao thông vận tải.

Trong xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực đời sống. Ngành xây dựng công trình giao thông cũng không phải là ngoại lệ. Để áp dụng chuyển đổi số trong ngành xây dựng công trình giao thông, mô hình thông tin công trình (BIM) là một giải pháp. BIM đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay mới chỉ đang bước đầu thực hiện, đặc biệt việc áp dụng BIM trong đường sắt vẫn còn hạn chế.

Bài báo giới thiệu thực trạng áp dụng BIM ở trên thế giới và Việt Nam, ưu điểm và lợi thế của việc áp dụng BIM trong xây dựng đường sắt nhằm mục đích ứng dụng sử dụng BIM trong các dự án đường sắt ở Việt Nam.

Bài báo đã giới thiệu về tổng quan về mô hình thông tin xây dựng (BIM), thực trạng áp dụng BIM ở nước ngoài và tại Việt Nam và việc ứng dụng mô hình thông tin xây dựng BIM trong xây dựng đường sắt nhằm phát hiện xung đột và giảm thiểu chi phí trong quá trình thực hiện dự án.

Việc áp dụng BIM tại Việt Nam đã bắt buộc phải áp dụng với các công trình xây dựng từ công trình cấp I trở lên từ năm 2023. Do vậy việc nghiên cứu sử dụng BIM trong xây dựng công trình xây dựng nói chung cũng như công trình xây dựng đường sắt là cần thiết.

Nội dung chi tiết bài nghiên cứu XEM TẠI ĐÂY.