Hàng hải trở thành ngành công nghiệp đầu tiên cam kết thực hiện chiến lược cắt giảm hàm lượng khí carbon dioxide toàn cầu

Thứ hai, 15/08/2011 12:19 GMT+7
Hàng hải đã trở thành ngành công nghiệp đầu tiên cam kết thực hiện chiến lược cắt giảm hàm lượng khí carbon dioxide toàn cầu. Biểu quyết trong tháng 7 tại Hội nghị Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã phê duyệt việc thành lập Chỉ số thiết kế năng lượng hiệu quả (EEDI) cho các phương tiện tàu thuyền mới.
Hàng hải đã trở thành ngành công nghiệp đầu tiên cam kết thực hiện chiến lược cắt giảm hàm lượng khí carbon dioxide toàn cầu. Biểu quyết trong tháng 7 tại Hội nghị Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã phê duyệt việc thành lập Chỉ số thiết kế năng lượng hiệu quả (EEDI) cho các phương tiện tàu thuyền mới.
Việc thực hiện EEDI có nghĩa là các phương tiện hàng hải được thiết kế sau năm 2013 sẽ phải đáp ứng một mức tối thiểu hiệu quả về năng lượng, các tiêu chuẩn khác nhau áp dụng cho các tàu thương mại khác nhau. Những tiêu chuẩn này sẽ được tăng cường theo thời gian, với mục tiêu cải thiện 10% cho các tàu được lắp ráp năm 2015-2019, 15-20% 2020-2024, và 30% cho tàu chuyển giao sau 2024. Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của một con tàu là khoảng 30 năm, do đó sẽ mất một hoặc hai thập kỷ trước khi thấy rõ được các hiệu quả của việc thực hiện EEDI.
Nhiều quốc gia đang phát triển – nhất là Trung Quốc và Ả-rập Xê-út cho biết quy tắc EEDI chỉ nên áp dụng đối với các nước phát triển. Vào cuối tháng 9 vừa rồi, 9 nước phát triển cho rằng EEDI nên trở thành một biện pháp toàn cầu bắt buộc. Sau cuộc đàm phán căng thẳng tại London hồi đầu tháng, Ủy ban Bảo vệ Môi trường Hàng hải của IMO đã bỏ phiếu thông qua. Năm quốc gia phản đối là Trung Quốc, Chile, Brazil, Kuwait và Saudi Arabia, mặc dù Ấn Độ, Nam Phi, Cuba và một số quốc gia khác cũng phản đối nhưng không đủ điều kiện để bỏ phiếu.
Trong suốt các cuộc đàm phán tại London, các nước đang phát triển đã bảo đảm một số trợ giúp kỹ thuật, cũng như cho phép có sự chậm trễ trong thời hạn thực hiện để quy tắc EEDI trở nên có hiệu lực. Điều này có nghĩa là các phương tiện tàu biển mới đã đăng ký ở các nước đang phát triển cần phải tuân thủ EEDI cho tới trước tháng 7 năm 2019, trong khi đó các tàu biển mới đã đăng ký ở các quốc gia phát triển sẽ phải được tuân thủ EEDI tới trước tháng 1 năm 2013. Các nhà môi trường lo ngại sự chậm trễ trong việc thực hiện tại các quốc gia và không bao gồm thực hiện đối với tàu cá nhân, các tàu thuyền mới được lắp ráp ở các nước phát triển có thể được gắn cờ.
Trong một triển khai riêng, Liên minh châu Âu đã chấp nhận đề nghị của IMO về hàm lượng sulfur trong các nhiên liệu biển. Giới hạn lưu huỳnh cho tất cả các tàu thuyền sẽ cắt giảm xuống mức 0,5% trong năm 2020 (hiện tại đang là 3,5%), và các giới hạn cho tất cả các tàu ở vùng biển Baltic và Biển Bắc (được gọi là "khí thải khu vực kiểm soát ') sẽ cắt giảm xuống 0,1% từ 0,5% vào năm 2015. Thay vì sử dụng nhiên liệu chứa lưu huỳnh thấp, các nhà khai thác tàu biển cũng có thể sử dụng công nghệ xử lý thay thế 'làm sạch khí thải của tàu thuyền để cắt giảm sự ô nhiễm.
Hieuht(transportenvironment.org)

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)