Bã hèm bia có thể dùng để tạo ra xăng sinh học

Thứ ba, 08/09/2015 15:25 GMT+7

Tinhte-xang-tu-bia.

DB Export, một nhà máy bia tại New Zealand tuyên bố đã chế tạo thành công xăng sinh học mang tên "Brewtroleum" bằng cách tận dụng bã hèm bia (sản phẩm tách ra sau quá trình lên men bia). Hãng cho biết trước đây, bã hèm bia sau quá trình lên men bia thường bị vứt đi hoặc làm thức ăn cho động vật. Tuy nhiên, họ đã tìm được cách tái chế để biến nó thành cồn ethanol và sẽ được trộn cùng với các loại nhiên liệu xăng thông thường.

 

Brewtroleum nhiên liệu sinh học từ bia 3

Trên thực tế, hỗn hợp nhiên liệu mà họ tạo ra không có gì đột phá. Đây là loại xăng sinh học E10 chứa 10% ethanol và 90% xăng gốc không phụ gia. Tuy nhiên, hãng bia DB cho rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một sản phẩm nhiên liệu thương mại có thành phần bắt nguồn từ quá trình sản xuất bia. E10 là loại xăng sinh học được cho là thân thiện với môi trường và có thể thay thế nhiên liệu xăng tinh khiết. Tuy nhiên tuyên bố này vẫn còn gây khá nhiều tranh cãi. Một cuộc điều tra hồi năm 2013 tại Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng việc tăng cường trồng bắp để sản xuất ethanol có thể gây thiệt hại lớn cho môi trường và đẩy giá ngô lương thực tăng cao.

Do đó, giải pháp của DB có thể hứa hẹn sẽ thay thế cho việc trồng bắp để tạo ra ethanol và hơn nữa, nó có thể tận dụng được lượng bã hèm khổng lồ mà các nhà máy bia đang bỏ phí. Hiện tại, loại xăng Brewtroleum của DB sản xuất đang được bán tại hơn 60 trạm xăng của tập đoàn Gull nằm rải rác khắp New Zealand. 300.000 lít xăng đã được sản xuất từ 30.000 lít ethanol tạo ra bằng cách này, và để làm được điều đó, DB đã sản xuất 8,8 triệu chai bia. Cuối cùng, DB tuyên bố vui vẻ rằng: "có thể bia sẽ giải cứu được Trái Đất và loài người chỉ cần uống nhiều bia hơn miễn là nên nhớ, đã uống bia thì không lái xe."

Nguồn: tinhte.vn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)