Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chủ trì cuộc họp về Đề án tổng thể đảm bảo ATGT đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Ngày 21/05/2014
Chiều nay (21/5), tại trụ sở Bộ GTVT, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án tổng thể đảm bảo ATGT đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chiều nay (21/5), tại trụ sở Bộ GTVT, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án tổng thể đảm bảo ATGT đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chủ trì cuộc họp về Đề án tổng thể đảm bảo ATGT đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chủ trì cuộc họp về Đề án
tổng thể đảm bảo ATGT đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), Đề án này có mục tiêu nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Ủy ban ATGT QG, Bộ GTVT điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản, quy định liên quan đến đảm bảo trật tự ATGT đường sắt; xác định nguyên nhân chủ yếu làm mất ATGT đường sắt, đề xuất giải pháp khắc phục, phòng ngừa; xây dựng kế hoạch đảm bảo ATGT đường sắt; có định hướng và chiến lược đúng đắn để kiềm chế và giảm thiểu TNGT đường sắt; đề ra các giải pháp nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, đầu tư, xây dựng các công trình đảm bảo ATGT đường sắt; xây dựng kế hoạch đầu tư các dự án đầu tư cấp bách trước mắt và lâu dài; làm cơ sở để các đơn vị trong Tổng công ty ĐSVN áp dụng trong việc quản lý, xây dựng và bảo vệ nhằm đảm bảo ATGT đường sắt.

Phạm vi nghiên cứu của Đề án là các tuyến đường sắt quốc gia do Tổng công ty ĐSVN quản lý. Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ các nhân tố ảnh hướng đến ATGT đường sắt. Niên hạn nghiên cứu của Đề án này là đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác đảm bảo ATGT đường sắt Việt Nam cũng như phân tích kinh nghiệm đảm bảo ATGT đường sắt của một số nước trên thế giới, đại diện đơn vị Tư vấn của Tổng công ty đưa ra các giải pháp đảm bảo ATGT đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Các giải pháp tập trung vào các nội dung về cơ sở hạ tầng; phương tiện vận tải; công tác vận tải; công tác quy hoạch khu dân cư cũ, mới dọc hai bên tuyến đường sắt; phát triển khoa học công nghệ ứng dụng, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế trong công tác đảm bảo ATGT đường sắt; cơ chế, chính sách trong công tác đảm bảo ATGT đường sắt; công tác quản lý, điều hành, phối hợp trong công tác đảm bảo ATGT đường sắt; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT đường sắt; cơ chế tài chính.

Theo đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục tại cuộc họp, Đề án đã nêu lên được những vấn đề về đảm bảo ATGT đường sắt nhưng tính khả thi lại chưa cao; đồng thời đề nghị Tổng công ty ĐSVN cần tập trung đi sâu phân tích vào nguyên nhân gây TNGT đường sắt; tổng hợp được số liệu cụ thể về số vụ TNGT đường sắt, số người chết và số người bị thương; đưa ra được các mục tiêu nào là mục tiêu chung, mục tiêu nào là mục tiêu cụ thể.

Nói về phạm vi của Đề án, đại diện Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Văn phòng Ủy ban ATGT QG cho rằng chỉ nên giới hạn trong đường sắt quốc gia. Tuy nhiên, theo đại diện Vụ Pháp chế, phạm vi Đề án nên có cả đường sắt quốc gia và cả đường sắt chuyên dùng.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chủ trì cuộc họp về Đề án tổng thể đảm bảo ATGT đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Mục tiêu xây dựng Đề án là để đánh giá toàn diện việc tổ chức,
quản lý và khai thác hệ thống đường sắt có ảnh hưởng đến vấn đề ATGT

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh: Mục tiêu xây dựng Đề án tổng thể đảm bảo ATGT đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là để đánh giá toàn diện về việc tổ chức, quản lý và khai thác hệ thống đường sắt có ảnh hưởng đến vấn đề ATGT, từ đó đề xuất các giải pháp, chương trình, lộ trình thực hiện đảm bảo ATGT đường sắt.

Trên cơ sở đó, Thứ trưởng đề nghị Tổng công ty ĐSVN chỉ đạo đơn vị Tư vấn tiếp thu ý kiến của đại diện các đơn vị dự họp; sắp xếp lại bố cục của Đề án, nêu được sự cần thiết phải lập Đề án; đưa ra được các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của Đề án; đánh giá được hiện trạng đảm bảo ATGT đường sắt trong thời gian qua; phải tham khảo kinh nghiệm đảm bảo ATGT đường sắt tại các nước đang phát triển.

Kiều Anh