Các nước đang phát triển phản đối kế hoạch tiết kiệm nhiên liệu tàu thủy

Ngày 23/10/2010
Các thỏa thuận toàn cầu đầu tiên nhằm cắt giảm khí thải carbon của tàu thủy đã bị một số quốc gia đang phát triển phản đối. Tổ chức Hàng hải Quốc tế của (IMO) và Ủy ban Bảo vệ Môi trường biển (MEPC) đã thiết lập để cho phép áp dụng Chỉ số thiết kế năng lượng hiệu quả (EEDI) đối với tàu thủy tại cuộc họp vừa qua ở London (Anh)
Các thỏa thuận toàn cầu đầu tiên nhằm cắt giảm khí thải carbon của tàu thủy đã bị một số quốc gia đang phát triển phản đối. Tổ chức Hàng hải Quốc tế của (IMO) Ủy ban Bảo vệ Môi trường biển (MEPC) đã thiết lập để cho phép áp dụngChỉ sốthiết kế năng lượng hiệu quả (EEDI) đối với tàu thủy tại cuộc họp vừa qua ở London, sau bốn năm làm việc. Các tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với tàu thủy được đóng mới, sẽ tiêu chuẩn đo lường toàn cầu đầu tiên nhằm giảm lượng khí thải carbon từ vận tải hàng hải quốc tế.
Nhưng các khu vực phát triển trọng yếu dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Ả Rập Xê út, những nướccó ảnh hưởng sâu rộng vào việc gây ô nhiễm suốt một thời gian dài, phản đối việc áp dụng các tiêu chuẩn này trong phiên họp thứ sáu tuần 1 của tháng 10 vừa qua của MEPC IMO (1).
Bill Hemmings, một người giàu kinh nghiệm trong giao thông vận tải bền vững của Hiệp hội Vận tải & Môi trường (T & E) châu Âu cho biết:
"Tiêu chuẩn nhiên liệu hiệu quả là chìa khóa để cắt giảm khí nhà kính của ngành vận tải. Thật đáng thất vọng khi thấy một chính sách như vậy lại bị phản đổi bởi một số ít các quốc gia thiển cận. Một số nước đang phát triển có vẻ lo lắng về việc thiết lập một tiền lệ, theo đó một chính sách khí hậu liên quan sẽ ảnh hưởng đều đến tất cả các nước. Nhưng thực tế đây lại là cơ hội vì nước đang phát triển sẽ được hưởng lợi cũng như nhiều nước phát triển từ việc sử dụng các tàu thủy đóng mớimức tiêu hao nhiên liệu ít hơn. "
Câu hỏi về cách xử lý các chỉ số thiết kế có thể được xem xét một lần nữa tại phiên họp tiếp theo của IMO vào giữa năm 2011 nhưng việc phản đối của một số nước đang phát triển là một trở ngại lớn đối với thỏa thuận toàn cầu về vấn đề này.
Các nỗ lực của IMO để phát triển một hệ thống thương mại để cắt giảm khí nhà kính cũng thất bại tại cuộc họp hồi đầu tuần đầu tháng 10 vừa qua. Các chuyên gia đã phân tích các lựa chọn thay thế trong mùa hè và đi đến ba lựa chọn chính: Quỹ toàn cầu, trao đổi thương mại khí thải và trao đổi các khoản tín dụng hiệu quả dựa trên các chỉ số thiết kế hiện nay.
Các IMO sẽ tổ chức một phiên họp đặc biệt để xem xét những vấn đề này, nhưng các cuộc thảo luận tại cuộc họp hồi tuần đầu tháng 10 vừa qua cho thấy nước đang phát triển sẽ tiếp tục gây khó chịu cho tiến trình bằng cách phản đối các vấn đề pháp lý và chính trị đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia, chẳng hạn như khả năng tương thích với quá trình UNFCCC và các quy tắc thương mại thế giới.
John Maggs – thành viên của Hiệp hội Biểntrong nguy cơ cho biết: "Quá trình IMO tiếp tục gặp  khó khăn cho đến tận giữa năm 2011 vì vậy bây giờ tùy thuộc vào việc Liên minh châu Âu đi đầu trong việc đồng ý áp dụng các biện pháp để cắt giảm phát thải từ lĩnh vực vận tải."
Trần Tiềm (Theo www.transportenvironment.org )