Lượng khí thải CO2 toàn cầu từ việc sản xuất, vận tải dịch vụ hàng hóa đã tăng trưởng từ 4,3 Gt năm 1990 (20% lượng khí thải toàn cầu) tới mức 7,8 Gt trong năm 2008, theo một nghiên cứu truy cập mở của các nhà nghiên cứu từ Đức và Mỹ, được đưa ra trên báo cáo cuộc họp của Học viện Khoa học Quốc gia (PNAS).
Mặc dù đã có một số cihnhs sách về khí hậu vùng đã được đưa ra, lượng khí CO2 trên toàn cầu vẫn tăng trưởng mạnh. Từ năm 1990 tới năm 2008, lượng khí CO2 thải ra ở các nước phát triển (được định nghĩa là các nước có cam kết giảm khí thải trong Nghị định thư Kyoto, Phụ lục B) đã ổn định, tuy nhiên lượng khí thải ở các nước đang phát triển (Không nằm trong phụ lục B) đã phát triển gấp đôi. Một số nghiên cứu cho rằng sự ổn định về mức độ khí thải ở các nước phát triển là không hoàn chỉnh, đầy đủ vì sự gia tăng kim ngạch nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
Để xác định được số lượng, mức độ tăng trưởng về khí thải thông qua thương mại quốc tế, Peters và các thành viên của mình đã phát triển một cơ sở dữ liệu toàn cầu có liên kết với thương mại cho việc tính toán lượng khí thải CO2 bao gồm dữ liệu từ 113 quốc gia và 57 khu vực kinh tế từ năm 1990 đến 2008.
Họ phát hiện ra rằng hầu hết các nước phát triển đã có sự tăng trưởng về lượng khí thải dựa trên cơ sở tiêu dùng nhanh hơn nhiều so với lượng khí thải thải ra từ chính đại lục, và ngành sản xuất phi năng lượng tập trung có vai trò chủ chốt trong sự chuyển khí thải (các nước đang phát triển thải ra nhiều khí thải hơn do sản xuất gia tăng phục vụ nhu cầu của các nước phát triển).
Lượng khí thải thực chuyển đổi trong quá trình thương mại quốc tế từ các nước đang phát triển sang các nước phá triển tăng từ 0,4 Gt CO2 năm 1990 tới 1,6 Gt CO2 trong năm 2008, và đã vượt quá cam kết về giảm thiểu khí thải trong Nghị định thư Kyoto.
Kết quả thu được của chúng tôi chỉ ra rằng thương mại quốc tế là một nhân tố lớn trong việc giải thích sự thay đổi về lượng khí thải ở các nước, từ cả khía cạnh sản xuất và khía cạnh tiêu dùng. Chúng tôi đề nghị các nước tiến hành kiểm soát sự chuyển đổi khí thải thông qua thương mại quốc tế, bổ sung vào lượng khí thải tại đại lục, để đảm bảo hướng tới sự ổn định của khí nhà kính trên toàn cầu. (Peters và nhóm của mình)
Trần Tiềm (Theo http://www.alternative-energy-news.info)