Airbus mở rộng việc nghiên cứu và phát triển pin nhiên liệu

Ngày 07/07/2011
Trung tâm Vũ trụ Đức (DLR) đã thiết kế ra mô hình công nghệ pin nhiên liệu và đã được lắp đặt trong máy bay thuộc sở hữu của DLR, chiếc Airbus A320 thử nghiệm pin nhiên liệu tại trụ sở của Airbus ở Hamburg để khám phá tiềm năng của công nghệ pin nhiên liệu để cung cấp điện cho hệ thống điều hành bay dưới mặt đất.
Trung tâm Vũ trụ Đức (DLR) đã thiết kế ra mô hình công nghệ pin nhiên liệu và đã được lắp đặt trong máy bay thuộc sở hữu của DLR, chiếc Airbus A320 thử nghiệm pin nhiên liệu tại trụ sở của Airbus ở Hamburg để khám phá tiềm năng của công nghệ pin nhiên liệu để cung cấp điện cho hệ thống điều hành bay dưới mặt đất. Đây là lần công bố thứ hai về công nghệ pin nhiên liệu trong vòng vài tuần gần đây của Airbus, lần đầu tiên vào cuối tháng sáu với đối tác của công ty là Parker Aerospace trong việc nghiên cứu và phát triển pin nhiên liệu. Airbus cho biết việc xem xét công nghệ pin nhiên liệu là một đóng góp quan trọng để đáp ứng các mục tiêu tới 2020 của ACARE (Hội đồng tư vấn nghiên cứu Hàng không ở châu Âu), dự kiến giảm lượng khí thải CO2 xuống 50%, lượng khí thải NOx xuống 80% và tiếng ồn là 50%. Airbus đang thuyết phục các đối tác nghiên cứu có đủ năng lực trong ngành trong việc ứng dụng công nghệ pin nhiên liệu để hợp tác tham gia. Với Parker Aerospace, chúng tôi có một đối tác mạnh mẽ với năng lực xuất sắc trong việc tích hợp hệ thống đa chức năng. Sự tham gia của họ trong hoạt động nghiên cứu này nhấn mạnh tiềm năng của công nghệ pin nhiên liệu như một nguồn năng lượng thay thế cho thế hệ máy phát điện truyền thống. Chúng tôi đang cùng nhau bước vào một giai đoạn kết hợp phát triển, đưa hoạt động nghiên cứu pin nhiên liệu cho ngành công nghiệp của chúng tôi lên cấp độ toàn cầu và hình thành tương lai của các thế hệ tiếp theo của máy bay hiệu thân thiên với môi trường. -Axel Krein, Phó Chủ tịch Nghiên cứu và Công nghệ của Airbus. Hệ thống tự lăn bánh. Hệ thống thử nghiệm bao gồm một nguồn pin nhiên liệu cung cấp năng lượng cho một motor điện dẫn động đến hệ thống bánh hạ cánh phía mũi máy bay và cho phép máy bay tự lăn bánh. Mục tiêu của những thử nghiệm này là tận dụng thế mạnh, tiềm năng của công nghệ pin nhiên liệu tích hợp để cung cấp sức mạnh cho các tính năng của máy bay trong tương lai, ví dụ như tự lăn bánh. Các dữ liệu thu thập được trong các thử nghiệm sẽ được phân tích bởi Airbus và DLR để tiếp tục phát triển quá trình tích hợp tổng thể của công nghệ này và khả năng tối ưu hóa hơn nữa. Với sự hợp tác trong nghiên cứu và phát triển này, Airbus chịu trách nhiệm về kiến trúc tổng thể hệ thống máy bay và tích hợp công nghệ vào máy bay, trong khi DLR chịu trách nhiệm đối với một số các hoạt động nghiên cứu cơ bản cho công nghệ pin nhiên liệu hàng không vũ trụ. Bộ phận hạ cánh với hệ thống motor được cung cấp năng lượng bởi pin nhiên liệu tích hợp của DLR được sản suất bởi Lufthansa Technik ở Hamburg. Parker. Parker Aerospace, một đơn vị của Tổng công ty Parker Hannifin, là một nhà cung cấp lâu năm của Airbus với năng lực đặc biệt trong tích hợp hệ thống đa chức năng. Trong nhóm quan hệ đối tác này, Airbus sẽ chịu trách nhiệm cho các kiến trúc tổng thể hệ thống của máy bay và tích hợp công nghệ vào máy bay, và Parker sẽ cung cấp hệ thống pin nhiên liệu đa chức năng và quản lý các nhà cung cấp hệ thống phụ khác. Mục tiêu của sự hợp tác là sự phát triển của thử nghiệm công nghệ và theo sau là một chiến dịch thử nghiệm bay vào giữa thập kỷ này, bao gồm cả kiểm tra hoạt động và cơ sở hạ tầng. Với sự tham gia của Parker Aerospace vào dự án từ giai đoạn đầu tiên, sự công nghiệp hóa có thể được xem xét trong suốt sự phát triển của quá trình, chứ không phải ở giai đoạn cuối, Airbus cho biết.
Trần Tiềm (theo http://www.alternative-energy-news.info)