Khởi động ”Nghiên cứu Giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực Giao thông vận tải ở Việt Nam theo Cơ chế Tín dụng Bù trừ song phương”

Ngày 23/08/2012
Ngày 23/8, Quỹ Trung tâm Môi trường Toàn cầu, Bộ Môi trường Nhật Bản và Viện Chiến lược và phát triển GTVT, Bộ GTVT Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khởi động ”Nghiên cứu Giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực Giao thông vận tải ở Việt Nam theo Cơ chế Tín dụng Bù trừ song phương”
Ngày 23/8, Quỹ Trung tâm Môi trường Toàn cầu, Bộ Môi trường Nhật Bản  và Viện Chiến lược và phát triển GTVT, Bộ GTVT Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khởi động ”Nghiên cứu Giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực Giao thông vận tải ở Việt Nam theo Cơ chế Tín dụng Bù trừ song phương”
Ông Trần Ánh Dương, Phó Vụ trưởng, Vụ Môi trường, Bộ GTVT phát biểu khai mạc hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo ông Trần Ánh Dương, Phó Vụ trưởng, Vụ Môi trường, Bộ GTVT đã đánh giá cao  sáng kiến của Chính phủ Nhật Bản và mong muốn nghiên cứu được Quỹ Trung tâm Môi trường Toàn Cầu thực  hiện thành công, tạo cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc hình thành một cơ chế mới được quốc tế công nhận  và có sự phù hợp với các dự án giảm phát thải khí nhà kính trong GTVT.
Ông Kenji Shiraishi, Giám đốc, Ban Dự án, GEC phát biểu tại Hội thảo 
Thay mặt GEC, ông Hideki Takao, cố vấn Giám đốc, Bộ phận quản lý carbon, Ban Dự án, GEC đã giới thiệu cơ chế tín dụng bù trừ song phương Theo đó, Nhật Bản sẽ hợp tác với quốc gia đang phát triển, hỗ trợ tài chính để chuyển giao các công nghệ có  mức thải carbon thấp. Nhờ các công nghệ này mà quốc gia cùng tham gia sẽ giảm bớt lượng phát thải khí nhà  kính và mức giảm bớt này sẽ được tính ngược lại cho Nhật Bản thông qua mua lượng giảm phát thải.   Theo phía Nhật Bản mục đích của cơ chế Tín dụng Bù trừ song phương (BOCM) là đóng góp vào mục tiêu cuối cùng của UNFCCC thông qua  việc thúc đẩy các hoạt động giảm nhẹ thiên tai trên toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác song  phương trong lĩnh vực biến đổi khí hậu một cách phù hợp nhất với điều kiện của mỗi quốc gia. Đồng thời đóng  góp vào sự phát triển bền vững của các nước đang phát triển. Đánh giá một cách thích hợp sự đóng góp giảm  phát thải hoặc loại bỏ khí nhà kính, cũng như tạo điều kiện quảng bá các dịch vụ, sản phẩm và công  nghệ carbon thấp; và nâng cao năng lực sử dụng chúng.  Theo bà Nguyễn Thị Phương Hiền. Giám đốc Trung tâm Môi trưòng, Viện Chiến lược và phát triển GTVT (TDSI) từ trước tới nay khi nói đến biến đổi  khí hậu người ta hay nghi tới tác động của BĐKH tới đời sống hoạt động của con người cụ thể khi nói đến tác  động của BĐKH đến hoạt động GTVT là nói đến tình trạng ngập lụt, sạt lở, sụt trượt các tuyến đường, làm  giảm tuổi thọ các công trình và gia tăng chi phí bảo dưỡng mà không thấy được ngược lại là các hoạt  động GTVT cũng tác động đến môi trường gây ra biến đổi khí hậu. Theo thống kê của TDSI các hoạt động  GTVT tại Việt Nam tiêu thụ 30% tổng nhu cầu năng lượng của quốc gia, chiếm 60% tổng lượng tiêu thụ nhiên  liệu quốc gia với 90% là xăng và diesel, trong đó vận tải đường bộ tiêu thụ khoảng 68% tổng lượng nhiên liệu  của toàn ngành GTVT. Số lượng này tiếp tục gia tăng thêm 10% trong thập kỷ vừa qua. Với việc tiêu thụ  lượng nhiên liệu lớn như vậy nên các hoạt động GTVT cũng là nguồn phát thải khí nhà kính quan trọng, năm  2000, lượng khí CO2 phát thải ra môi trường là 12,58 triệu tấn. Năm 2005 là 18,65 triệu tấn và năm 2010 là  27,8 triệu tấn. Để ứng phó với BĐKH, Việt Nam đã đề ra 2 phương hướng chủ yếu là thích ứng với các tác động của BĐKH và  kiểm soát phát thải khí nhà kính từ hoạt động GTVT, giảm thiểu tác động đến BĐKH. Cụ thể, thực hiện quy  hoạch hệ thống GTVT, phát triển vận tải công cộng, kiểm soát sự gia tăng phương tiện cá nhân tại các đô thị;  sử dụng nhiên liệu ít phát thải khí nhà kính, đẩy mạnh chuyển xe buýt, taxi sang dùng LPG,CNG; khuyến khích  sử dụng phương tiện tiết kiệm năng lượng, loại dần các phương tiên tiêu tốn nhiên liệu Tại hội thảo các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng đã trình bày Nghiên cứu khả thi BOCM trong việc khuyến khích  chuyển đổi phương tiện giao thông đường bộ sang hệ thống vận chuyển khối lượng lớn (MRT) tại Hà nội và TP. Hồ Chí Minh và Cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu phương tiện thông qua hệ thống quản lý lái xe ưu việt /thông minh. Theo các nhà  nghiên cứu phát triển hệ thống vận chuyển hành khách khối lượng lớn (MRT) tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh sẽ  dẫn đến sự thaỵ đổi phương thức vận tải đường bộ hiện nay sang hệ thống vận chuyển đường sắt công cộng  số lượng lớn trong các thành phố lớn từ đó làm giảm phát thải khia nhà kính. Theo tính toán, dự kiến cho mỗi  tuyến giảm thải khí nhà kính khoảng 110,000 tCO2/năm      

     

     

DT