Theo một thỏa thuận giữa Úc và Ủy ban châu Âu, Úc có thể sẽ mua tới 50% giấy phép carbon của châu Âu từ năm 2015 và đến năm 2018 các tổ chức châu Âu sẽ bắt đầu nhận các khoản tài chính từ Úc.
“Liên kết giữa Úc và EU tái khẳng định rằng thị trường carbon là phương tiện chính trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và là phương tiện hiệu quả để đạt được nhiệm vụ giảm khí thải", ông Greg Combet, Bộ trưởng bộ Môi trường Úc.
Thành viên của Ủy ban châu Âu “hành động môi trường”, bà Connie Hedegaard, hoan nghênh thông báo trên. "Chúng tôi tìm kiếm một liên kết giao dịch quốc tế đầu tiên của thị trường khí thải. Đây sẽ là một thành tựu đáng kể cho cả Úc và châu Âu", bà nói. “Đây là bằng chứng cho hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu và tiến tới sẽ thiết lập một thị trường carbon quốc tế lành mạnh."
Giám đốc điều hành của Tập đoàn đầu tư về biến đổi khí hậu của Úc, ông Nathian Fabian, cho biết mối liên hệ giữa hai thị trường sẽ làm hài lòng các nhà đầu tư. “Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư sẽ hài lòng về sự liên kết này, giá cả sẽ được thỏa thuận trong dài hạn, các nhà đầu tư cũng tin tưởng sẽ tạo lập được một thị trường tương tự đối với chất lỏng".
Trong tháng 7, tại Úc, giá carbon được bàn bạc và thống nhất là 23 đô Úc /tấn, được chuyển cho chương trình trao đổi khí thải vào năm 2015. Ban đầu, chương trình xây dựng mức giá sàn là 15 đô Úc /tấn, ngăn chặn việc giảm giá trong những năm đầu kinh doanh.
"Việc loại bỏ giá sàn đưa đến cho các công ty cơ hội tự bảo hiểm danh mục đầu tư của họ với các đơn vị châu Âu hoặc quốc tế vào năm 2015", bà Elisa de Wit, người đứng đầu công ty luật Norton Rose nói.
Tuy nhiên, Frank Jotzo, giám đốc của Trung tâm Kinh tế khí hậu và chính sách tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết liên kết với các chương trình thương mại của EU cũng có những rủi ro.
"EU có một số khủng hoảng kinh tế và khó đánh giá xung quanh những thay đổi chính sách trong giai đoạn khó khăn". Jotzo cho rằng giá thị trường trong chương trình liên kết Úc-EU có thể ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nếu quyết định được đưa ra tại Brussels hoặc Berlin, hơn là ở Canberra.
Úc là nước xuất khẩu than đá và quặng sắt lớn nhất thế giới. Người Úc cũng tạo ra ô nhiễm carbon bình quân đầu người hơn bất kỳ quốc gia phát triển khác, chủ yếu là do phụ thuộc quá nhiều vào các nhà máy nhiệt điện. Với dân số 22 triệu người, nước Úc chịu trách nhiệm 1,5% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. So sánh với nước Anh, dân số gần gấp ba lần, nhưng chỉ chịu trách nhiệm 1,7% lượng phát thải khí nhà kính.
Cuonghm - Theo guardian