Nghiên cứu phản bác lại nhiên liệu sinh học

Ngày 16/10/2012
Tranh cãi về sự bền vững của nhiên liệu sinh học đã được khơi lại từ báo cáo mới đây của Viện Empa, Thụy Sĩ. Trong khi nghiên cứu cho rằng nhiên liệu sinh học có thể bền vững phụ thuộc vào các điều kiện nhất định và công nghệ liên quan, các phát hiện mới lại cho rằng nhiên liệu sinh học chỉ thân thiện với môi trường hơn khí đốt một chút.
Tranh cãi về sự bền vững của nhiên liệu sinh học đã được khơi lại từ báo cáo mới đây của Viện Empa, Thụy Sĩ. Trong khi nghiên cứu cho rằng nhiên liệu sinh học có thể bền vững phụ thuộc vào các điều kiện nhất định và công nghệ liên quan, các phát hiện mới lại cho rằng nhiên liệu sinh học chỉ thân thiện với môi trường hơn khí đốt một chút.
Mặc dù nhiên liệu sinh học có dấu chân cácbon nhỏ hơn nhiên liệu hóa thạch nhưng chúng lại tạo ra các dạng ô nhiễm môi trường khác, bao gồm việc làm chua đất, dư lượng phân bón xâm nhập vào các sông, hồ.
Báo động hơn, nhiên liệu sinh học tại những khu vực rừng bị phá có dấu chân khí nhà kính (GHG) lớn hơn nhiên liệu hóa thạch. Điều này cũng tương tự đối với việc sử dụng đất sai mục đích, khi đất nông nghiệp hiện hành được sử dụng cho cây trồng nhiên liệu sinh học, các khu vực mới sẽ được phát quang để trồng cây lương thực và thức ăn cho vật nuôi.
Khí sinh học tạo ra từ phần thừa và vật liệu thải cho thấy khả năng giảm phát thải tốt. Đồng thời nhiên liệu ethanol tốt hơn nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ dầu. Tuy nhiên, lợi ích hay bất cập dành cho môi trường phụ thuộc vào quy trình sản xuất và công nghệ sản xuất nhiên liệu đó.
Bên cạnh những cập nhật về phương pháp luận, báo cáo mới còn trộn lẫn một số yếu điểm của các báo cáo cũ, nơi mà các nhà nghiên cứu chưa đánh giá hết được những thay đổi trong các khu vực tự nhiên như sự phá rừng tự nhiên, ảnh hưởng tới sự cân bằng GHG.
Theo quan điểm tích cực, cây trồng nhiên liệu sinh học có thể tăng cường nồng độ cácbon của đất. Chẳng hạn như báo cáo trích dẫn về việc trồng cây cọ dầu trên đất chăn thả không sử dụng tại Colombia hay trồng cây dầu mè tại Ấn Độ và Đông Phi, vùng đất bỏ hoang được chuyển đổi thành đất trồng trọt. Tuy nhiên, tác giả của báo cáo cũng cảnh báo rằng tất cả những lợi ích này phụ thuộc vào loại hình nông nghiệp đang được triển khai và việc mục đích sử dụng trước đó của đất, trong đó mỗi loại nhiên liệu sinh học cần được phân tích riêng.
Báo cáo cũng đưa ra một số ý kiến nhằm giảm thiểu những hậu quả sinh thái nghiêm trọng do sản xuất nhiên liệu sinh học.
Longlv - Theo Nasati